Trạng thái thảm cỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 61)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2.2.3.Trạng thái thảm cỏ

Tại xã Ký Phú, thảm cỏ phân bố rải rác và có diện tích không lớn, thảm cỏ ở đây thường phát triển trên đất bỏ hoang. Vì vậy thành phần thực vật chủ yếu là các loài cây thân cỏ hạn sinh phát triển.

Ở trạng thái này, chúng tôi thu được 25 họ, 41 chi, 45 loài. Trong 3 trạng thái thảm thực vật thì trạng thái thảm cỏ có số lượng họ, chi và loài ít nhất. Họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 10 loài, gồm Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Song nha kép (Bidens bipinnata), Đơn buốt (B. pilosa), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Đại bi (Blumea balsamifera), Cải trời (Blumea lacera), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora). Có 1họ có 5 loài là họ Hoà thảo (Poaceae) gồm Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ rác (Microstegium vagans), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima). Có 1 họ có 3 loài là họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm Cỏ xước (Achyranthes aspera), Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea).

Có 4 họ có 2 loài là họ Ô rô (Acanthaceae) gồm Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia). Họ đậu (Fabaceae) gồm Thóc lép (Desmodium gangeticum), Đuôi chồn (Uraria crinita). Họ Bạc hà (Lamiaceae) gồm Xôn dại (Salvia plebeia), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum). Họ Rau sam (Portulacaceae) gồm Rau sam (Portulaca oleracea), Sam nhỏ (P. quadrifida).

Có 18 họ có 1 loài là họ Thông đất (Lycopodyaceae) có loài Thông đất (Psilotum nudum), họ Mộc tặc (Equisetophyta) họ Guột (Gleicheniaceae) có loài Guột (Dicranopteris linearis), họ Bòng bong (Lygodiaceae) có loài Bòng bong (Lygodium flexuosum), họ Dương xỉ (Polypodiaceae) có loài Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), họ Mua (Melastomataceae) có loài Mua tép (Osbeckia chinensis), họ Cỏ bụng cu (Molluginaceae) có loài Cỏ bụng cu (Mollugo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pentaphylla), họ Dâu tằm (Moraceae) có loài Vú bò đơn (F.simplicissima), họ Đơn nem (Myrsinaceae) có loài Đơn nem lá to (Maesa balansae) , họ Anh thảo

(Primulaceae) có loài Chân châu đứng (Lysimachia decurrens), họ Đay (Tiliaceae) có loài Cò ke láng (Grewia glabra), họ Gai (Urticaceae) có loài Bọ mắm (P. zeylanica), họ Hoa tím (Violaceae) có loài Hoa tím ẩn (Viola inconspicua), họ Thài lài (Commelinaceae) có loài Trai thường (Commelina communis)...

Qua nghiên cứu thành phần loài ở 3 trạng thái của thảm thực vật thứ sinh, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Cả 3 trạng thái đều có cùng điều kiện lập địa. Nguồn gốc trước kia là rừng tự nhiên, sau khi bị khai thác những cây gỗ lớn và chặt trắng làm nương rãy rồi trở thành đất bị bỏ hoang. Số loài thực vật tăng theo thời gian: Ở trạng thái thảm cỏ có 45 loài nhưng đến trạng thái thảm cây bụi là 120 loài và cuối cùng đến trạng thái rừng non là 183 loài. Số loài cây gỗ tăng dần theo tuổi phục hồi và đặc biệt những cây ưa bóng, có giá trị kinh tế cao thay thế dần những loài cây ưa sáng, thời gian sinh trưởng ngắn.

Qua việc xem xét về đa dạng thành phần loài ta thấy, ngoài hai yếu tố khí hậu và đất (hai yếu tố phát sinh) thì sự tác động của con người cũng đóng vai trò rất quan trọng vào mức độ đa dạng loài thực vật trong quần xã.

Như vậy, trong cùng điều kiện lập địa, 3 trạng thái thực vật rất điển hình mà chúng tôi nghiên cứu đã phản ánh sự khác nhau về thành phần loài, sự phát triển của các loài ưu thế và sự thay thế đào thải của các loài kém thích nghi. Sự khác nhau đó còn phản ánh quy luật của quá trình diễn thế phục hôì thảm thực vật rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 61)