Hoạt động nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 49)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.2.Hoạt động nông lâm nghiệp

Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất trong toàn ngành nông, lâm nghiệp của huyện Đại Từ đều tăng qua các năm, mức tăng bình quân đạt gần 8%/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh như: cây chè, lúa, ngô, lạc, sắn, tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân. Hệ số sử dụng đất hiện nay là 2,19 lần, đạt giá trị 20,3 triệu đồng/ha canh tác. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 65.922 tấn (năm 2003) lên 72.616 tấn (năm 2010). Sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu toàn huyện. Các mô hình chăn nuôi quy mô, tập trung ngày càng phát triển. Đàn lợn được duy trì ổn định ở mức 62.457 con, đàn bò tăng nhanh từ năm 2003 với số lượng hiện nay là 4.300 con, riêng đàn Trâu có xu hướng giảm với số lượng hiện nay là 16.556 con.

Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng khai thác sang trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Hàng năm, diện tích trồng mới đạt từ 100 đến 150 ha rừng các loại.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Nhiều trang trại vừa và nhỏ chăn nuôi công nghiệp bước đầu làm ăn có hiệu quả.

Xã Ký Phú nằm trong vành đai Vườn quốc gia Tam Đảo, vì vậy sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lâm nghiệp được quan tâm. Số hộ được nhận đất rừng: 293 hộ chiếm 14,20% hộ/xã và bước đầu đã mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho người dân trong xã.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 49)