Đánh giá tác dụng của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ởbệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến đổi một số cytokine và vai trò của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn thân (Trang 25 - 27)

- IL6 và IL10 trước phẫu thuật ít có tương quan.

2. Đánh giá tác dụng của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ởbệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa

toàn phần

2.1. Tác dụng đối với đáp ứng viêm toàn thân sau phẫu thuật

- GC có tác dụng cải thiện đáp ứng viêm toàn thân sau PT bao gồm giảm có ý nghĩa thống kê số ngày có sốt hoặc hạ nhiệt (1,82 ± 1,10 so với 3,33 ± 3,11 ngày; p < 0,01) và giảm điểm SIRS (2,63 ± 0,78 so với 3,31 ± 0,47; p < 0,01). Đồng thời, biểu hiện đáp ứng viêm toàn thân hầu như thấp hơn trong suốt 7 ngày hậu phẫu ở nhóm GC.

- GC có tác dụng làm tăng có ý nghĩa thống kê protein phản ứng C sau PT theo hướng chống viêm ở nhóm GC (10,59 ± 3,03 so với 8,28 ± 4,19 mg/dL; p < 0,05).

- Vào ngày thứ hai sau phẫu thuật, GC có xu hướng làm giảm đáp ứng cytokine tiền viêm IL-6 ở nhóm GC so với nhóm KGC (264,61 ± 690,78 so với 1195,02 ± 2261,99 pg/mL; p > 0,05); trong khi đó, có tác dụng tăng đáp ứng cytokine chống viêm IL-10 có ý nghĩa thống kê so với trước PT (31,74 ± 31,93 so với 2,74 ± 4,12 pg/mL; p < 0,001) ở nhóm GC.

- Tác dụng đối với các biến chứng liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân sau PT: GC cải thiện có ý nghĩa mức độ suy tạng (điểm MODS: 2,87 ± 1,76 so với 4,63 ± 3,98; p < 0,05), có khuynh hướng làm giảm tỷ lệ tử vong (1,6% so với 11,1%; p > 0,05) nhưng chưa thấy tăng tỷ lệ nhiễm trùng ở nhóm GC (30,2% so với 25,9%; p > 0,05).

2.2. Tác dụng đối với một số kết quả và diễn biến sau phẫu thuật liên quan đến sự cải thiện hội chứng đáp ứng viêm toàn thân liên quan đến sự cải thiện hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

GC đã góp phần cải thiện có ý nghĩa thống kê đối với một số kết quả và diễn biến hậu phẫu liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân ở nhóm GC:

- Giảm nhu cầu sử dụng các thuốc hạ sốt chống viêm (paracetamol: 4,41 ± 1,80 so với 5,05 ± 1,78 ngày; p < 0,05), kháng sinh (6,67 ± 3,57 so với 8,51 ± 6,43 ngày; p < 0,05) và thuốc trợ tim mạch sau phẫu thuật (3,32 ± 1,79 so với 5,17 ± 4,10 ngày; p < 0,01).

- Giảm chảy máu (tổng dẫn lưu ngực: 274,44 ± 272,69 so với 523,13 ± 648,58 mL; p < 0,05) và nhu cầu sử dụng máu sau PT (tổng lượng máu sử dụng sau PT: 505,48 ± 624,07 so với 1101,60 ± 1442,96 mL; p < 0,01).

- Giảm tỷ lệ thẩm phân phúc mạc (6,3% so với 18,5%; p < 0,05), thời gian thở máy (26,08 ± 28,21 so với 62,69 ± 82,84 giờ; p < 0,01) và thời gian nằm hồi sức (4,54 ± 1,86 so với 9,07 ± 14,65 ngày; p < 0,05).

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin kiến nghị 2 vấn đề sau: 1. Cần sử dụng GC (DEXA hoặc MP) trước PT ở bệnh nhân TOF phẫu thuật sửa chữa toàn phần để dự phòng đáp ứng viêm toàn thân sau PT. GC cải thiện đáp ứng cytokine sẽ cải thiện đáp ứng viêm toàn thân sau PT, nhờ đó sẽ góp phần cải thiện một số biến chứng, một số kết quả khác và diễn biến hậu phẫu liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân. 2. Cần tiếp tục nghiên cứu so sánh hiệu quả, liều lượng, thời gian, đường sử dụng và tác dụng phụ của 2 thuốc này đối với sự biến đổi IL-6 và IL-10 và giá trị dự đoán của 2 cytokine này trong pha đáp ứng viêm toàn thân sau PT tim mở cũng như tác dụng cải thiện đáp ứng viêm toàn thân của GC sau PT tim mở ở bệnh nhân TOF và những bệnh nhân PT tim nguy cơ cao khác.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến đổi một số cytokine và vai trò của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn thân (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)