Các giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam (Trang 32 - 37)

2) Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch n−ớc ta

2.1) Các giải pháp kinh tế

1.2.1) Giải pháp quy hoạch

Quy hoach du lịch là một hoạt động cơ bản đối với tất cả các khu vực nơi đến du lịch, đặc biệt trong môi tr−ờng kinh doanh có nhiều thay đổi nh− hiện nay. Mặc dù, một số nới đến du lịch đã thực sự phát triển mà không cần có một sự quy hoạch nào, nh−ng những nơi này cuối cùng sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng vì đã không cân nhắc thận trọng sự ảnh h−ởng của các tình huống trong t−ơng lai.

Tr−ớc đây, quy hoạch th−ờng liên quan đến việc sắp xếp không gian lãnh thổ thông qua mô hình sử dụng đất đai, kiến trúc phong cảnh và kiến trúc xây dựng. Những năm gần đây, nó đ−ợc bổ xung thêm các yếu tố kinh tế và xã hội. Vì vâyh, quy hoạch là một hoạt động đa chiều và h−ớng tới một thể thống nhất trong t−ơng lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tại, t−ơng lai của một nơi đến du lịch. Đồng thời, quy hoach cũng đề cập tới sự lựa chọn một ch−ơng trình hành động trong nhiều khả năng đặt ra. Nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu và mục đích cơ bản cho khu vực nơi đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.

Việc quy hoạch là rất cần thiết đối với sự phát triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch phát triển một cách bền

vững, khai thác tốt các tiềm năng và giảm những tác động xấu do du lịch gây ra. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã đạt đ−ợc những thành tựu nh−ng nó mới chỉ dừng lại ở việc khai thác theo h−ớng “ăn xổi” mà ch−a phát triển sâu, ch−a huy động đ−ợc mọi tiềm lực. Mặt khác do phát triển thiếu quy hoạch đồng bộ, thống nhất nên hoạt động du lịch ở n−ớc ta còn rời rạc, lẻ tẻ. Ta cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đất n−ớc, quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. Do quy hoạch du lịch rất quan trọng nên trong quá trình lập kế hoạch cần phải khảo sát, phân tích, cân nhắc cẩn thận các yếu tố môi tr−ờng để xác định loại hình phát triển và vị trí thích hợp nhất. ở n−ớc ta những năm qua tình trạng tổ chức du lịch tự phát ở các địa ph−ơng diễn ra đã làm ảnh h−ởng rất lớn đến môi tr−ờng du lịch, làm ô nhiễm môi tr−ờng, các di tích, danh lam bị xuống cấp… Nhà n−ớc cần phải đ−a ra quy hoạch vùng du lịch, quy hoạch khu du lịch và quy hoạch điểm du lịch một cách cụ thể để các địa ph−ơng có định h−ớng và khai thác khu du lịch một cách hiệu quả nhất.

2.1.2) Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh

du lịch

Để có thể thực hiện thành công chiến l−ợc phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý t−ơng ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.

Đổi mới ph−ơng pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt tạo điều kiện thuận lơi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật; xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất l−ợng cao, khả năng cạnh tranh cao khi n−ớc ta đang chuẩn bị ra nhập WTO, ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Các nhiệm vụ đ−ợc đặt ra:

- Kiện toàn hệ thống quản lý nhà n−ớc về du lịch

- Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà n−ớc, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh, tăng c−ờng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà n−ớc trong hoạt động du lịch. Đa dạng hoá sở hữu tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp du lịch để tăng trách nhiệm, năng lực cạnh tranh ở từng doanh nghiệp. Thành lập hiệp hội du lịch Việt Nam.

- Gắn mô hình tổ chức đổi mới quản lý với yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả và bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn trong hoạt động của ngành với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

- Từng b−ớc hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

2.1.3) Giải pháp về thị tr−ờng

Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị tr−ờng du lịch Việt Nam với thị tr−ờng du lịch khu vực và thế giới. Thông qua hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các n−ớc, các cá nhân và các tổ chức nh− WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU…để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đ−a du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với trình độ phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.

Thực hiện và khai thác hiệu quả 16 hiệp định đã ký, duy trì, củng cố và phát huy các quan hệ song ph−ơng, ký tiếp một số hiệp định mới.

Chủ động tham gia hợp tác đa ph−ơng trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. H−ớng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị tr−ờng, tăng thị phần trên thị tr−ờng truyền thống, nâng dần vị thế trên thị tr−ờng mới. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp và các cá nhân Việt Nam đầu t− du lịch ra n−ớc ngoài.

Bên cạnh việc chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế để mở rộng thị tr−ờng cho du lịch, ta cần xúc tiến quảng bá du lịch để nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam. Công tác quảng bá tiếp thị còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhà n−ớc cần đầu t− vốn nhiều hơn, tổ chức các chiến dịch quảng bá du lịch tầm cỡ quốc gia ra n−ớc ngoài, mở các văn phòng đại diện du lịch quốc gia tạo thuận lợi cho ng−ời n−ớc ngoài tiếp cận và mở rộng hợp tác du lịch, phát triển các loại hình du lịch mới nh− du lịch mạo hiểm, du lịch carnavan…để tăng c−ờng l−ợng khách du lịch dến Việt Nam.

Để mở rộng thị tr−ờng du lịch cần thực hiện những vấn đề sau:

- Có kế hoạch cụ thể khai thác thị tr−ờng quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông á- Thái Bình D−ơng, Tây Âu, Bắc Mỹ bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị tr−ờng truyền thống các n−ớc SNG, Đông Âu. Mặt khác cần có những ph−ơng án kịp thời điều chỉnh định h−ớng thị tr−ờng khi có biến động.

- Chú trọng kích thíh du lịch nội địa

- Phát triển du lịch quốc tế ra n−ớc ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý

- Đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam

- Gắn sản phẩm với thị tr−ờng

- Đa dạng hoá và nâng cao chất l−ợng sản phẩm du lịch Viêt Nam. 2.1.4) Giải pháp về nguồn lao động

Yếu tố con ng−ời tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Để phát triển du lịch ta cần xây dựng đ−ợc đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế

Các nhiệm vụ đ−ợc đặt ra:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến l−ợc phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo lại và bồi d−ỡng nâng cao chất l−ợng đội ngũ cán bộ hiện có kết hợp với đào tạo mới cả ở trong lẫn ngoài n−ớc, kết hợp đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu tr−ớc mắt và chuẩn bị lâu dài.

- Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân.

Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý đến đãi ngộ…chú trọng từng b−ớc trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp −u tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề, ý thức chính trị và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

2.1.5) Giải pháp về khoa học công nghệ

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến l−ợc đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm l−ợng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao, n−ớc ta đang b−ớc vào phát triển nền kinh tế tri thức. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sé là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến l−ợc thị tr−ờng, đa dạng hoá và nâng cao chất l−ợng sản phẩm, cho việc đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lý. Việc nâng cao ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn đối với các hoạt động kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch. Do vậy, ta cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong du lịch.

2.1.6) Giải pháp về môi tr−ờng

Môi tr−ờng không chỉ tác động đến du lịch mà nó ảnh h−ởng trực tiếp đến cuộc sống của con ng−ời. Tr−ớc tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng ở n−ớc ta hiện nay, Đảng và nhà n−ớc đã đ−a ra những biện pháp để tuyên truyền và kêu gọi ng−ời dân bảo vệ môi tr−ờng- môi tr−ờng sống của chúng ta, và đ−a ra những kế hoạch, ch−ơng trình hành động cụ thể. Nhà n−ớc cũng đã có kế

hoạch phát triển du lịch để vừa khai thác đ−ợc tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ đ−ợc môi tr−ờng.

Nhiệm vụ đ−ợc đặt ra:

- Tăng c−ơng hiệu lực quản lý nhà n−ớc, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, môi tr−ờng du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

- Đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi tr−ờng du lịch (cả tự nhiên và xây dựng) đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, ở các vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi tr−ờng du lịch.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)