6. Bố cục luận văn
3.3. Bài học kinh nghiệm
Công tác tiễu phỉ là một bộ phận của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đế quốc Mĩ. Thời gian tiến hành tiễu phỉ chiếm hơn nửa thời gian quân và dân Lai Châu trực tiếp đương đầu với quân đội thực dân trong cuộc kháng chiến, đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu.
Bài học thứ nhất: Nhận rõ gây phỉ là một âm mưu thâm độc của CNĐQ, vấn đề phỉ trước hết là vấn đề chính trị, vấn đề dân tộc, vấn đề quần chúng:
Dưới chế độ thuộc địa, phong kiến, phỉ chủ yếu là một hiện tượng tự phát trong tình hình kinh tế - xã hội. Dưới chế độ dân chủ nhân dân do Đảng ta lãnh đạo, vấn đề phỉ do nhiều nguyên nhân nên vẫn tồn tại và thậm chí còn tồn tại dai dẳng. Trong các nguyên nhân gây phỉ, trước hết là do âm mưu của CNĐQ và các thế lực phản động. Để thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta, thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và các thế lực phản động đã tìm mọi cách hòng
của ta, gây mất an ninh trật tự, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân để tạo điều kiện thôn tính nước ta. Hoạt động của phỉ là chính là âm mưu kết hợp “từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào”.
Là một địa bàn chiến lược, nơi địa đầu phía tây của tổ quốc. Lai Châu có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, từ lâu Trung Hoa Quốc dân Đảng đã luôn phái đặc vụ nằm vùng ở đây. Lợi dụng tình hình phức tạp khi hòa bình mới lập lại, sơ hở của ta cũng như những yếu kém, hạn chế của ta trong quá trình xây dựng củng cố chính quyền, thực hiện chính sách dân tộc. Bọn đặc vụ Tưởng đã phản tuyên truyền, lôi kéo kích động quần chúng chống lại chính quyền cách mạng. Bọn này còn câu kết chặt chẽ với các thổ ty ở biên giới, ở các vùng đồng bào dân tộc Thái, Mông, Dao, U- ní (Hà Nhì) để gây phỉ và lập các tổ chức phản động. Phần lớn trùm phỉ ở Lai Châu đều là người Hoa như các tên: Tẩn Sài Lùng, Tẩn Tả Noong, Phá Lù, Páo Trang... hoặc bọn thổ ty có quan hệ thân tộc với người Hoa như: Đèo Văn Ngảnh, Đèo Văn Kiếm, Sề Cồ Hu, Hoàng Văn Hồ....
Cùng với các thế lực phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp đóng vai trò điều khiển, nuôi dưỡng. Lợi dụng những mâu thuẫn vốn có về vấn đề đoàn kết các dân tộc thiểu số ở vùng cao biên giới. Thực dân Pháp tổ chức ra các vùng tự trị nhằm chia rẽ đồng bào các dân tộc với nhau, giữa đồng bào và cách mạng, lôi kéo, kích động các phần tử hiếu chiến, phản động, thù hận cách mạng để kích động, lôi kéo, khống chế nhân dân chống lại chính quyền.
Thực dân Pháp, đặc vụ Tưởng và các tổ chức phỉ, phản động bản địa liên kết chặt chẽ với nhau, chúng có cùng mục đích là chống phá, lật đổ chính quyền cách mạng bằng mọi hình thức, mọi cơ hội. Thực dân Pháp chỉ đạo trực tiếp, trang bị vũ khí, phương tiện thông tin liên lạc, cung cấp lương thực, thuốc men cho phỉ.
Thủ đoạn của phỉ rất nham hiểm và xảo quyệt, chúng kết hợp tất cả các biện pháp cả về chính trị, quân sự, kinh tế để chống phá ta một cách toàn diện.
Bắt đầu từ hình thức tuyên truyền từ mức thấp là xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ; gây chia rẽ dân tộc bằng các biện pháp khủng bố, triệt phá kinh tế, ràng buộc đồng bào vào các tập tục, dòng họ, sắc tộc... khi đã lôi kéo được quần chúng, dần dần phỉ sẽ tiến tới hình thức cao nhất là vũ trang, bạo động, gây bạo loạn lật đổ, cướp chính quyền. Vì vậy ta cần nhận thức rõ đặc điểm và thủ đoạn của phỉ, không sa vào nhận thức khi thấy hoạt động vũ trang của phỉ mà từ đó cho rằng chỉ dùng hoạt động quân sự trấn áp giải quyết nạn phỉ là xong, mà quên nguồn gốc phỉ từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân về chính trị là nguyên nhân hàng đầu.
Thực tiễn cuộc vận động giải quyết vấn đề phỉ trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho thấy, để gây phỉ, Thực dân, Đế quốc và các thế lực phản động quốc tế thường dựa vào các điều kiện sau:
Thứ nhất là dựa vào địa bàn hiểm trở, hẻo lánh và biệt lập. Những nơi nổi phỉ ở Lai Châu đều là những địa bàn khó kiểm soát, thường là các xã tiếp giáp hoặc rất gần nội địa Trung Quốc như: Sìn Hồ thấp, Tả Sò Chô (thị trấn Sìn Hồ ngày nay); Hồ Thầu; Tam Đường ... Sào huyệt của bọn trùm phỉ thường là rừng núi trùng điệp của dãy núi đá vôi Hoàng Liên Sơn, dãy Pu San Cáp có nhiều hang động để ẩn náu, rất khó cho việc cơ động tiến công của ta.
Thứ hai: Là địa bàn mà ở nơi đó trình độ dân trí của quần chúng còn thấp, cơ sở chính trị của ta còn non yếu. Những nơi nổi phỉ thường là nơi còn chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ thực dân phong kiến. Hiệu lực lãnh đạo của chính quyền và các tổ chức đoàn thể của ta còn chưa mạnh. Thậm chí, kẻ địch còn lợi dụng trình độ hạn chế, tinh thần hoang mang, dao động của một số cán bộ cấp xã trong chính quyên của ta để lôi kéo, kích động theo chúng như vụ bạo loạn ở Hồ Thầu (Phong Thổ), một số cán bộ của ta đã bị phỉ nắm: Lù Chỉn Mìn (Chủ tịch xã), Tẩn Vần Díu (Ủy viên thư ký xã), Tẩn Vần Chỉn (Xã đội trưởng)... Sau khi hòa bình lập lại, một số chính quyền cấp xã vùng biên đều do những người có gốc gác thổ ty nắm giữ (do ta trưng dụng, cảm
dễ bị kích động, lôi kéo, dễ bị mua chuộc về kinh tế. Mặt khác, khi cách mạng thành công, bộ phận này ít nhiều bị giảm sút về đặc quyền, đặc lợi. Do vậy, việc xây dựng chính quyền cơ sở đặc biệt phải được trú trọng, nhất là việc nâng cao nhận thức của người dân, thường xuyên trau dồi, đào tạo, nắm bắt đội ngũ cán bộ ở đây.
Thứ ba: Địch hết sức lợi dụng các sai lầm của cán bộ ta trong việc thực hiện chủ trương, chính sách để kích động, lôi kéo nhân dân theo phỉ. Đặc biệt là các chính sách thuế, dân công, chính sách khoan hồng, chính sách đối với đồng bào các dân tộc ít người ... Những vùng nổi phỉ ở Lai Châu đều là những vùng dân tộc thiểu số, nhiều người dân thậm chí còn không biết tiếng Việt, bên cạnh những luận điệu tuyên truyền, một số vi phạm, khuyết điểm của cán bộ ta cũng bị địch thổi phồng, xuyên tạc, lợi dụng để nhân dân xa lánh cách mạng, theo chúng nổi phỉ.
Thứ tư: Dựa vào địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số để gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, thành lập “xứ Thái tự trị”, tiếp tay cho các hoạt động “xưng vua”, “đón vua” người Mảng Ư, người Dao Tẻn, người Mông... gây phỉ chống phá cách mạng. Những vùng nổi phỉ ở Lai Châu đều là những vùng cư trú của những tộc ít người, vốn có những mâu thuẫn trong tập tục, mâu thuẫn giữa các tầng lớp với nhau. Luận điệu tuyên truyền của chúng thường là: “Giết người Nha lằng (răng trắng – người Kinh), đón vua không làm cũng có ăn, cây cỏ biến thành thóc gạo, cuộc sống sung sướng”....
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, Đế quốc Mỹ đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động tung biệt kích, gián điệp về địa bàn Tây Bắc, trong đó có Lai Châu nhằm nhen nhóm các tổ chức phản động, gây phỉ trở lại. Lực lượng biệt kích thả dù hầu hết là binh lính người dân tộc thiểu số bản địa trong quân đội Pháp di tản vào miền Nam. Với những thủ đoạn tuyên truyền, móc nối, kích động các phần tử phản loạn, tàn binh phỉ cũ trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lai Châu, đế quốc Mỹ hòng thực hiện âm mưu tiếp tục sử dụng, lợi dụng lực lượng phỉ thân Pháp trước đây gây mất an ninh trật tự, phá hoạt công cuộc
xây dựng CNXH của ta. Một số vùng trong tỉnh, trước đây vấn đề phỉ đã được giải quyết cơ bản thì nay tiếp tục âm ỉ, thậm chí còn hô hào “phỉ hóa toàn dân” như ở Tam Đường, Than Uyên...
Muốn giải quyết triệt để vấn đề phỉ, phải tuyên truyền, giác ngộ nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số, vạch trần âm mưu, thủ đoạn, luận điệu của địch. Làm cho quần chúng nhận rõ “ai là bạn, ai là thù”. Phải thực sự chăm lo đời sống mọi mặt của nhân dân, tranh thủ được lòng tin của nhân dân và chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ, đoạn tuyệt hoàn toàn với phỉ, tham gia cùng chính quyền cách mạng giải quyết triệt để vấn đề phỉ, góp phần bảo vệ trật tự, trị an, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ sản xuất, cuộc sống, quyền lợi của gia đình, dòng họ và dân tộc mình.
Chính vì vậy, vận động giải quyết vấn đề phỉ ở Lai Châu là cuộc đấu tranh quyết liệt, kiên trì chống lại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của CNĐQ kết hợp với bọn phản động trong nước. Vận động chống phỉ thực chất là cuộc đấu tranh giành dân với địch, cuộc vận động chính trị lâu dài kết hợp giải quyết những vấn đề dân sinh, xây dựng, củng cố cơ sở chính trị và lực lượng vũ trang địa phương, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần và trình độ giác ngộ, trình độ dân trí của nhân dân các dân tộc trên toàn tỉnh.
Bài học kinh nghiệm thứ hai: Nắm Vững phương châm “Lấy hoạt động chính trị, kết hợp với cải thiện dân sinh là chính, quân sự làm áp lực”. Đẩy mạnh vận động quần chúng để giác ngộ nhân dân, dựa và nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc cùng tham gia giải quyết nạn phỉ.
Thực tiễn trong cuộc vận động chống phỉ ở Lai Châu cho thấy: Những nơi có phỉ là nơi có cơ sở chính trị, lực lượng vũ trang của ta còn non yếu, đặc biệt trình độ giác ngộ chính trị của nhân dân còn rất thấp, nhận thức về cách mạng, về kháng chiến, về bộ đội của đồng bào còn rất hạn chế. Khi cơ sở cách mạng của ta chưa vững mạnh, phỉ nổi dậy làm đồng bào hoang mang sợ sệt, cơ sở của ta ngả nghiêng. Thậm chí, một số tay chân của phỉ chui vào chính
quyền, khi phỉ mạnh chúng nắm cả chính quyền. Khi lực lực lượng của ta đến tiễu phỉ, bà con cũng bỏ chạy vì lo sợ.
Nhìn chung nhân dân các dân tộc thiểu số của ta có ba điều sợ: Sợ thực dân Pháp quay trở lại; sợ Chính phủ bắt tội; sợ bộ đội đến tiễu phỉ chỉ ở ít ngày lại lui, phỉ quay trở lại sẽ trả thù.
Bên cạnh đó, đặc điểm của vùng cao biên giới là đất rộng, người thưa, thành phần, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất phức tạp, tàn tích và ảnh hưởng của chế độ phong kiến còn hết sức nặng nề. Trình độ giác ngộ của nhân dân rất non yếu, cuộc sống sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng còn hết sức khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều bởi luận điệu phản tuyên truyền của của địch như: “Vua ra, không làm cũng có ăn, cây cối biến thành súng đạn, cây cỏ biến thành ngô gạo…” Chúng xúi giục nhân dân khi bộ đội đến thì phải lẩn trốn vào rừng vì: “Việt Minh như nước, chúng ta như đá, nước chảy thì ào qua, đá vẫn nguyên ở lại”, hay: “Chúng mày chỉ có hai cái chết, hoặc cộng sản bắt được đem giết, hoặc là đánh nhau lại với nó rồi chết. Đánh lại cộng sản may ra còn được sống, hoặc có chết thì cũng giết được vài đứa, cho nên chúng mày phải đánh đến cùng” …
Trước tình hình đặc biệt như vậy, cho nên nếu không có phương châm đứng đắn, không kiên trì giáo dục, giác ngộ quần chúng nhân dân các dân tộc thiểu số thì không có cách nào và khả năng nào giải quyết được triệt để vấn đề phỉ.
Trong quá trình giải quyết vấn đề phỉ, vừa thực hiện vừa đúc kết kinh nghiệm, quân dân tỉnh Lai Châu đã nắm vững và thực hiện triệt để phương châm: “Lấy hoạt động chính trị kết hợp với cải thiện dân sinh làm chính. Quân sự làm áp lực”. Đồng thời thực hiện tốt phương châm chung của Đảng trong công tác dân vận là: “Kiên nhẫn, thận trọng, chắc chắn”.
Phương châm trên bắt nguồn từ lý luận của Chủ nghĩa Mác xít: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Để giải quyết triệt để vấn đề
phỉ và chiến thắng trong cuộc vận động chống phỉ thì cần phải “lấy dân làm gốc”, giác ngộ, tranh thủ quần chúng nhân dân, giải quyết căn bản những nguyên nhân chủ quan về phía ta để có thể nảy sinh nạn phỉ, triệt tiêu những sai lầm, sơ hở mà CNĐQ và các thế lực phản động có khả năng nắm lấy và lợi dụng để kích động gây phỉ.
Những vùng phỉ đang ở trong thời kỳ nằm vùng, âm ỉ thì phải dùng công tác vũ trang tuyên truyền để củng cố cơ sở chính trị, giác ngộ quần chúng, cô lập phỉ với dân, cảm hóa những đối tượng lầm đường lạc lối, phân hóa hàng ngũ phỉ và nghiêm trị bọn đầu sỏ cố tình làm tay sai cho CNĐQ và các thế lực phản động. Vừa tiến hành vũ trang tuyên truyền giác ngộ nhân dân, vừa kết hợp đưa những chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đến nhân dân. Tổ chức, hướng dẫn nhân dân lao động sản xuất, từng bước bỏ các tập quán sản xuất lạc hậu, từ bỏ các hủ tục, mở các lớp dạy chữ quốc ngữ để nâng cao nhận thức và văn hóa cho nhân dân, tạo mọi điều kiện cho đồng bào các dân tộc làm quan với nền nếp sinh hoạt, nếp sản xuất mới…
Đối với những nơi phỉ nổi lên vũ trang bạo động cướp chính quyền, cướp bóc và khủng bố lừa mị nhân dân thì phải kiên quyết sử dụng lực lượng vũ trang kết hợp với công tác giáo dục, vận động quần chúng để tiêu diệt. Trong quá trình vận động tiễu phỉ, sự chuẩn bị tác chiến phải chu đáo, tiến công phải kiên quyết, bên cạch đó phải tăng cường công tác phỉ vận, vận động người thân, vợ con của phỉ kêu gọi chúng ra hàng.
Ở những nơi tình hình bình thường, chưa xuất hiện tình hình đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. giác ngộ quần chúng nhân dân đề cao cảnh giác đối với các âm mưu, thủ đoạn của địch, không để phỉ có cơ hội tiếp xúc, kích động, lôi kéo hoặc khống chế bắt dân theo phỉ hay tình trạng nhân dân bao che, nuôi giấu phỉ.
trước hết là công tác chính trị, vận động quần chúng kết hợp với cải thiện đời sống dân sinh. Điều cốt yếu là có nâng cao được trình độ chính trị cho quần chúng nhân dân các dân tộc thiểu số thì mới xây dựng, củng cố được “thế trận lòng dân”, mới giữ vững được trận địa chính trị và tư tưởng. Khi cách mạng thực sự chăm lo đến đời sống người dân thì lúc đó mới có thể tranh thủ được lòng tin yêu của nhân dân. Cuộc sống bình yên, hạnh phúc vừa là yêu cầu vừa là nguyện vọng bức thiết của nhân dân các tộc người thiểu số vùng cao, biên giới.
Thắng lợi trong cuộc vận động giải quyết vấn đề phỉ ở Lai Châu cho thấy: Khi quần chúng được giác ngộ về chính trị và phần nào được cải thiện đời sống dân sinh thì sẽ dễ nhận rõ âm mưu thâm độc, thủ đoạn nham hiểm của CNĐQ và các thế lực phản động chống phá cách mạng, hay trong vấn đề gây phỉ. Khi đó, phỉ sẽ mất chỗ dựa tại địa phương, mất đi lực lượng để lôi kéo, kích động. Đồng thời khi nhân dân đã tuyệt đối tin tưởng vào cách mạng,