Giai đoạn 1954 – 1959

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải quyết vấn đề phỉ ở Lai Châu (19521959) (Trang 51 - 67)

6. Bố cục luận văn

2.2.2. Giai đoạn 1954 – 1959

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, Tây Bắc nói chung và nhân dân Lai Châu nói riêng bước vào cuộc sống mới. Cũng như

bao địa phương khác ở miền Bắc, từng bị bọn thực dân, phong kiến phìa tạo địa phương đô hộ, cai trị và bóc lột, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhân dân Lai Châu bắt tay vào công cuộc khôi phục, cải tạo Xã hội Chủ nghĩa, tạo lập cuộc sống mới từ nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Cùng với đó khi nhân dân sơ tán chưa kịp hồi cư, cuối năm 1954, đầu năm 1955 thiên tai ập đến, mùa màng mất trắng, nạn đói và những khó khăn trồng chất khắp nơi trong tỉnh.

Tình hình chính trị, xã hội Lai Châu và khu Tây Bắc vô cùng phức tạp. Từ cuối những năm 1953 – 1954, trước nguy cơ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh ở Đông Đương, để chuẩn bị cho kế hoạch hậu chiến, Thực dân Pháp đưa một số tên tay sai, trùm phỉ địa phương xuống Hà Nội và một số nơi khác để đào tạo. Địch thả 620 tên biệt kích, gián điệp xuống Lai Châu, Sơn La; Hoàng Su Phì, Sín Chải của Hà Giang. Đồng thời chúng cài cắm nhiều tay sai gián điệp, đặc vụ của Tưởng Giới Thạch, thả biệt kích xuống các vùng hẻo lánh, vùng cao biên giới ngấm ngầm hoạt động, móc nối với các tổ chức phản động, các ổ phỉ để gây bạo loạn, lật đổ chính quyền cách mạng mới thành lập ở Lai Châu, thực hiện ý đồ phục thù và phá hoại thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã chiến đấu giành được. Một số biệt kích được địch tung từ Lào sang biên giới Lai Châu (Điện Biên), luồn sâu vào nội địa gây dựng cơ sở nhằm chống phá cách mạng hai nước Việt Nam – Lào. Các toán phỉ được tung xuống các địa bàn đã móc nối, cấu kết với bọn phản động nằm vùng cũ của thực dân Pháp do sĩ quan pháp và đặc vụ Tưởng chỉ huy.

Đầu tháng 7 năm 1954, bọn phỉ hoạt động mạnh ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, lực lượng của chúng lên tới 4000 tên. Chúng ráo riết hoạt động, kích động đồng bào nhằm lật đổ chính quyền địa phương, đe dọa cuộc sống của nhân dân các tộc người ở vùng mới giải phóng. Cùng đó, đế quốc Mỹ đã tổ chức cho chính quyền Ngô Đình Diệm một liên

đội đặc biệt để tung ra miền Bắc hoạt động nhằm phá hoại hậu phương lớn của ta, trong đó vùng Tây Bắc chúng chủ yếu xâm nhập bằng đường rừng và nhảy dù nhằm gây dựng cơ sở gián điệp, mật khu.

Tháng 8 năm 1954, Ban chấp hành tỉnh bộ họp, đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là: Tập trung xây dựng các cơ sở chính trị, củng cố chính quyền cấp xã, trọng tâm là các xã, huyện vùng cao, vùng mới giải phóng; vận động nhân dân truy quét bọn biệt kích, gián điệp, thổ phỉ; vận động đồng bào bỏ lối du canh du cư, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khắc phục khó khăn. Từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn hóa, ổn định cuộc sống mới.

Lúc này, ở Lai Châu, chính quyền từ cấp xã đến tỉnh mới được thành lập, công tác tổ chức, cán bộ chư được củng cố kiện toàn, năng lực lãnh đạo, triển khai hoạt động còn yếu. Lực lượng dân quân du kích vào công an xã, bản được chọn ra từ những quần chúng có thành phần chính trị tốt nhưng chưa được huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cộng vào đó trang thiết bị, khí tài chiến đấu còn rất thiếu thốn.

Nhằm giúp cho nhân dân các dân tộc Tây Bắc dần dần tự quản lý mọi công việc của mình, mau chóng xây dựng cuộc sống mới, củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Ngày 28 tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về việc thành lập Khu tự trị Thái- Mèo. Nghị quyết xác định: “Lập khu tự trị ở đây sẽ phát huy được mọi khả năng của các dân tộc, làm cho các dân tộc phát triển mau chóng về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các dân tộc ấy sẽ phấn khởi tin tưởng vào chính sách của Đảng và Chính phủ, do đó ảnh hưởng tốt đến các dân tộc ít người khác trong toàn quốc …. Khu tự trị là một bộ phận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đường lối lãnh đạo thống nhất của Chính phủ trung ương…” [33]

tròn một năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lễ ra mắt Hội đồng nhân dân Khu tự trị Thái- Mèo được tổ chức. Đây là sự kiện chính trị lớn, là niềm vinh dự, tự hào của toàn thể nhân dân các dân tộc Tây Bắc khi là Khu tự trị đầu tiên của cả nước. Nhân dịp này, để đập tan luận điệu xuyên tạc, âm mưu kích động phá hoại của các thế lực thù địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng và chỉ rõ: “Mục đích thành lập Khu tự trị Thái- Mèo là làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lấy công việc của mình, thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt. Khu tự trị Thái- Mèo là một bộ phận khăng khít trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng với các dân tộc anh em khác đoàn kết thành một khối như ruôt thịt. Nó sẽ luôn được sự lãnh đạo giáo dục của Đảng và Chính phủ, sự giúp đỡ của các dân tộc anh em khác. Khu tự trị Thái- Mèo của chúng ta ngày nay là dân chủ, nó khác hẳn với “Xứ Thái tự trị” của địch trước đây. Vì vậy, đồng bào Tây Bắc có vinh dự đặc biệt là phải cố gắng làm gương mẫu cho những khu tự trị khác sẽ dần dần thành lập sau này…” [28, tr 146].

Khu tự trị gồm 3 cấp: Khu – Châu và xã. Trong đó có 18 Châu của 3 tỉnh: Sơn La (7 Châu); Lai Châu (8 Châu và 3 huyện); Phong Thổ của Lào Cai; Văn Chấn, Than Uyên của tỉnh Yên Bái. Các tổ chức Đảng, ban cán sự và chính quyền ở các Châu được củng cố.

Sự thành lập Khu tự trị Thái- Mèo có tác động mạnh đến nhận thức của đồng bào các dân tộc, tình hình chính trị, xã hội cũng vì vậy mà có những chuyển biến tốt, tuy vậy vẫn chưa thực sự ổn định. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu những năm sau khi hòa bình lập lại vẫn tồn tại nhiều vẫn đề phức tạp. Các thế lực phản động đẩy mạnh hoạt động chống phá ta bằng nhiều hình thức nhất là lôi kéo kích động đồng bào, phá rối trật tự, giết cán bộ, cướp phá các huyện lỵ….

Trước tình hình phức tạp trên, ta mở lớp giáo dục, cải huấn cho đối tượng ngụy quân, ngụy quyền, tịch thu một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược còn sót lại ở Bình Lư, Phong Thổ….

Sang năm 1956, tình hình trở lên đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, những vụ “Xưng vua, đón vua” xuất hiện ở nhiều nơi. Đây là âm

mưu chính trị thâm độc và lâu dài của địch. Lợi dụng trình độ thấp kém và sự mê tín, lạc hậu của đồng bào, bọn phản động dựng lên hình thức “Xưng vua, đón vua” nhằm tập hợp lực lượng để gây phỉ, lật đổ chính quyền, phá hoại sản xuất, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Việc ta đập tan luận điệu lừa bịp, âm mưu của địch là cuộc vận động chính trị lâu dài, cùng đó là việc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng, kết hợp với việc giáo dục đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hoạt động “Xưng vua, đón vua” điển hình có thể kể đến các sự kiện sau:

* Sự kiện xưng vua dân tộc Dao Tẻn (Dao tiền) ở Sìn Hồ (Từ năm 1954 đến tháng 7 năm 1956):

Kẻ đứng ra tuyên truyền kích động và tổ chức hoạt động xưng vua trong đồng bào người Dao Tẻn ở Sìn Hồ là Tẩn A Lống, một tên tay chân của pháp, đã từng tham gia làm việc cho vua Thái Đèo Văn Long.

Lợi dụng phong tục tập quán, nhận thức cách mạng của đồng bào còn hạn chế khi mới giải phóng. Tẩn A Lống đã tuyên truyền xuyên tạc: “Người Kinh đến đây không phải vua của dân tộc ta, vua của người Dao Tẻn chính là người Dao tự lãnh đạo dân tộc mình… khi vua ra, không làm cũng có ăn, người chết sống lại. Vua đến, trời sẽ tối 7 ngày 7 đêm, vua ra vua sẽ làm nước ngập cả thế giới này, làm cho người Kinh, người Thái chết hết, chỉ còn người Dao ta. Vua ra, cây cối sẽ thành súng đạn, cây cỏ thành thóc gạo, đá sỏi thành tiền bạc”.

Tẩn A Lống đã vận động đồng bào 6 xã có dân tộc Dao Tẻn là: Nậm Hăn, Căn Co, Nậm Cha, Nậm Tăm, Ma Quai của huyện Sìn Hồ thấp, và xã Cộng Hòa của huyện Tủa Chùa, tập trung đồng bào tiến hành 9 lần “đón vua”, sau đó A Lống tự xưng vua, thành lập một bộ máy phản động xung quanh hắn

1. Phàn A Liên là phó vua.

2. Thân Quốc Thân làm tham mưu giúp việc.

3. Tẩn A Duân làm cố vấn vua, và 43 tên khác được phong chức từ quan 6, quan 4 đến châu đoàn, tổng đoàn, đội cai…

Ngoài ra Tẩn A Lống còn vận động đồng bào đóng góp của cải cho hắn để cúng vua. Ngày 18. 06. 1956, Tẩn A Lống đã tập hợp 400 người dân Dao Tẻn tại xã Nậm Tăm và thu của đồng bào 64 con trâu, giết mổ để cúng vua, thu hàng trăm đồng bạc trắng, hàng trăm con lợn, gà để tổ chức đón vua, chọn nhiều cô gái đẹp để phục vụ, múa hát cho vua [15, tr 59]. Thực chất của hoạt động này của Tẩn A Lống là trục lợi cá nhân, lừa đảo nhân dân.

Hoạt động của Tẩn A Lống đã gây nhức nhối trong tình hình an ninh trật tự vùng thấp của huyện Sìn Hồ, gây chia rẽ khối đoàn kết trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu, cần phải có những hành động quyết liệt nhằm chấm dứt hoạt động gây phỉ này. Qua công tác dân vận, ta đã vận động được quần chúng cho biết nơi trú ẩn của Tẩn A Lống là hang đá bả Nậm Bành, xã Căn Co huyện Sìn Hồ. Khoảng 20 giờ, ngày 24. 7. 1956 đơn vị bộ đội C835 với 20 đồng chí kết hợp với hai đồng chí công an huyện Sìn Hồ, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Dương Quang Hiệp- Trung đội trưởng đơn vị C835 chỉ huy bủa vây cửa hang bắt sống Tẩn A Lống. Trong quá trình dẫn giải qua bản Phiên Lót của xã Nậm Tăm, Tẩn A Lống đã nhảy suống sông Nậm Na nhằm tẩu thoát song đã bị chết đuối.

Tiêu diệt Tẩn A Lống, hệ thống tuyên truyền lừa bịp của hắn cũng bị đánh sập, cuộc sống bình yên trở lại với đồng bào Dao Tẻn.

* Sự kiện xưng vua dân tộc Mông:

Cuối năm 1956, đầu năm 1957 sau khi dẹp yên cuộc nổi loạn xưng vua của Tẩn A Lống, quân dân tỉnh Lai Châu lại phải đối mặt với hoạt động kích động của bọn trùm phỉ “đón vua” người Mông (H‟mông). Địch tuyên truyền, kích động đồng bào người Mông trong tỉnh: “Người Mông đã có vua, vua

Mông sắp ra. Vua Mông sẽ đánh đuổi người Kinh (Nha lằng), khi vua ra không làm cũng có ăn, đất đá biến thành tiền bạc, dân Mông không cần học cũng biết chữ, sẽ được bay lên thiên đàng có nhà mới xây 3, 4 tầng, tha hồ sung sướng. Khi vua ra, người Mông phải mặc quần áo Mông, đeo vòng cổ Mông thì vua mới nhận ra người mình”.

Hoạt động tuyên truyền, kích động của phỉ đã gây cho ta không ít khó khăn. Một bộ phận người Mông do nhận thức kém đã tin theo và chống phá cách mạng, thậm chí một số chiến sĩ người Mông trong các đơn vị bộ đội của ta cũng tin theo địch như: Giàng Vả Lầu ở xã Tủa Xin Chải là chiến sĩ đơn vị C835, nghe theo luận điệu: “Nếu ai tích cực đi theo người Kinh thì cứ giết đi, sau này vua đến sẽ được phong cho làm quan” nên đã dùng súng trường bắn chết đồng chí Má A Lao, chiến sĩ nuôi quân của đơn vị. Tên Giàng Vả Lầu đã bị bắt và xử lý theo pháp luật…. Những luận điệu xuyên tạc đã làm cho đồng bào Mông trong tỉnh xôn xao gần một năm, không yên tâm sản xuất, hoang mang và giảm lòng tin vào cách mạng, vào chính phủ.

Trước tình hình đó, Ban cán sự Đảng đã chỉ đạo mở cuộc vận động tuyên truyền giáo dục nhân dân, vạch trần âm mưu phá hoại của địch, âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của bọn phỉ, trừng trị những tên phỉ đầu sỏ. Những hoạt động dân vận và quân sự kiên quyết của ta đã đập tan hoạt động “xưng vua, đón vua Mông” của bọn phỉ ở Lai Châu.

* Sự kiện xưng vua, đón vua trong đồng bào dân tộc Mảng Ư (Huyện Mường Tè):

Năm 1957, tình hình trật tự trị an ở Mường Tè diễn biến phức tạp, trông đó nổi cộm là hoạt động xưng vua trong dân tộc Mảng Ư, xã Hua Bum do xã này giáp danh với huyện Sìn Hồ. Sau khi Tẩn A Lống ở Pa Tần (Sìn Hồ) xưng vua đã lan sang xã Hua Bum (Mường Tè), đứng đầu là tên Vàng A Cam, dân tộc Mảng Ư, làm nghề thầy cúng. Tên Cam tuyên truyền: “ Tao có 8 con ma to, những con ma này giúp ta làm cho những người chết có thể sống lại, ốm đau thế nào cũng làm cho khỏi…”, hắn tổ chức cho dân chúng mổ lợn

cúng bái, không lao động sản xuất, đồng thời đưa ra những luận điệu tuyên truyền phản động, chống lại chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế, kích động nhân dân không tham gia dân công khôi phục sản xuất. Một bộ phận dân chúng đã tin và nghe theo luận điệu của Vàng A Cam, nguy hiểm hơn trong đó còn có những ủy viên chính quyền cơ sở cấp xã, các trưởng bản. Ảnh hưởng của Vàng A Cam không chỉ dừng ở xã Hua Bum mà còn lan sang một số bản thuộc Sìn Hồ, hoạt động “xưng vua” không chỉ xảy ra ở đồng bào dân tộc Mảng Ư mà còn lan sang một số dân tộc khác như: dân tộc Mông, U Ní… chỉ trong một thời gian ngắn, tên Cam đã thu được của nhân dân 524 hào bạc trắng, 150 con gà [7].

Trước tình hình phức tạp đó, châu Mường Tè đã tập trung một số cán bộ, bộ đội, công an xuống xã Hua Bum để giải quyết nạn xưng vua, ổn định tư tưởng nhân dân, đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Phương châm đề ra là “phải kiên nhẫn, thận trọng”, biện pháp chủ yếu là phải dựa vào quần chúng, đồng thời tranh thủ tầng lớp trên trong đồng bào nhất là các thầy mo, thầy cúng người bản địa, chủ yếu dùng công tác dân vận để giải quyết. Sau gần ba tháng hoạt động tích cực, cùng sự giác ngộ của nhân dân, về cơ bản hiện tượng “xưng vua” ở bản Hua Bum xã Mường Tè châu Mường Tè đã được giải quyết.

Hoạt động „xưng vua, đón vua” là âm mưu chính trị thâm độc, lâu dài của địch, chúng lợi dụng trình độ dân trí còn thấp và sự tồn tại dai dẳng của các hủ tục, mê tín dị đoan của nhân dân các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa để dựng lên các hình thức “xưng vua, đón vua” nhằm tập hợp lực lượng quần chúng để gây phỉ, lật đổ chính quyền cơ sở của ta, gây nhiễu loạn trong đời sống chính trị, xã hội, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, phá hoại sản xuất, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Việc phá tan âm mưu này là một cuộc vận động chính trị lâu dài nhằm vạch trần âm mưu thâm độc của kẻ thù, nâng cao

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải quyết vấn đề phỉ ở Lai Châu (19521959) (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)