Tính toán hệ thống rót dựa vào bảng tra:

Một phần của tài liệu duc 1 (Trang 25 - 28)

Đối với các vật đúc bằng gang không phức tạp lắm, có khối l−ợng 200kg trở xuống có thể xác định tiết diện rãnh dẫn bé nhất cho phép và số rãnh dẫn phụ thuộc vào chiều dày thành vật đúc theo bảng B19 (khi đúc trong khuôn t−ơi).

Sau khi đã xác định đ−ợc tổng diện tích tiết diện rãnh dẫn của hệ thống rót theo các ph−ơng pháp trình bày trên đây ( Fd ) có thể tính diện trtích tiết diện rãnh lọc xỉ Fx và ống rót ( Fr ) nh− sau:

- Đối với vật đúc bằng gang: Fd : Fx : Fr = 1: 1,2 : 1,4

Nếu hệ thống có mạng lọc thì: Fd : Fx : Fm : Fr = 1: 1,2 : 1 : 1,2 ( Fm – tổng diện tích các lỗ trên mạng lọc )

- Đối với vật đúc bằng thép:

Vật đúc đơn giản, thành dày : Fd : Fx : Fr = 1: 1,05 : 1 Vật đúc phức tạp, thành mỏng: Fd : Fx : Fr = 1: 1,1 : 1,2

Các thành phần của hệ thống rót đ−ợc giới thiệu trên hình vẽ H.28. Dung tích cốc rót đối với vật đúc bằng gang xác định theo bảng B21. Cốc rót có dạng hình nón cụt với độ côn 3 ữ 50 . Kích th−ớc các thành phần của hệ thống rót xác định theo bảng B21và H.28.

7. Đậu ngót:

Tại những nơi tập trung kim loại trên vật đúc dễ xảy ra hiện t−ợng thiếu hụt do co ngót, để lại trong vật đúc những lỗ rỗng, giảm độ xít chặt của kim loại vật đúc. Điều này càng thấy rõ khi đúc các hợp kim có độ co ngót lớn nh− thép, gang graphit cầu, gang hợp kim thấp, gang dẻo cũng nh− một số hợp kim màu. Để khắc phục hiện t−ợng này cần phải dùng đậu ngót để bổ sung kim loại.

7.1. vị trí đặt đậu ngót:

Vị trí đặt đậu ngót là tại các nút nhiệt, tức là chỗ tập trung kim loại với số l−ợng lớn và phân cách với những nút nhiệt khác bằng những thành mỏng. Nút nhiệt là nơi nguội sau cùng và cần đ−ợc bổ sung kim loại bằng nguồn kim loại từ các đậu ngót hoặc đ−ợc làm nguội nhanh bằng các vật làm nguội đặt bên ngoài hay bên trong nút nhiệt. Thông th−ờng các đậu ngót th−ờng bố trí ở phía trên của vật đúc. H.29 trình bày cách đặt đậu ngót và sắt làm nguội khi đúc bạc lót và bánh răng bằng thép. Nh− đúc bạc lót (H.29a) ng−ời ta đặt đậu ngót Đ.n ở phía trên mặt bích và cắm sắt nguội Ng.tr bằng thép mềm có đ−ờng kính nhỏ hơn đ−ờng kính lỗ khoan sau này ở phía d−ới vật đúc phần vấu bắt bu lông. Khi đúc bánh răng (H.29b) đậu ngót thực đặt ở các phần dày của vật đúc: may ơ và chỗ gặp nhau giữa nan hoa và vành ngoài.

Hình 28- Các thành phần của hệ thống rót

a) Phễu rót; b) Phễu rót có mạng lọc; c) Cốc rót; d) Cốc rót có hai lỗ; đ) Mạng lọc; e) Hình dáng tiết diện ngang rãnh lọc xỉ; g) Rãnh dẫn hình

thang thấp; h) Rãnh dẫn hình thang cao; f) Rãnh dẫn hình tam giác.

Khi xác định vị trí đặt đậu ngót cần theo những chỉ dẫn sau:

- Đậu ngót đ−ợc đặt trên phần dày nhất của vật đúc.

- Đậu ngót không làm cản trở sự co tự do của vật đúc. Để tránh nứt có thể phải đặt lõi xốp ở vùng cản co.

- Đậu ngót phải dễ cắt khỏi vật đúc và dễ làm sạch vết cắt.

- Nếu có thể đ−ợc nên bố trí đậu ngót ở chỗ cao của vật đúc để đậu ngót có thể kiêm luôn nhiệm vụ của đậu hơi thoát khí và chất bẩn ra ngoài khuôn.

- Tránh đặt đậu ngót quá sát thành vật đúc tạo nên khe cát mỏng, khi rót bị nung nóng nhiều dễ sinh rỗ ngót ở thành vật đúc.

Hình 29a- Bạc lót đúc bằng thép dùng đạu ngót và vật làm nguội trong. Hình 29b- Bánh răng đúc bằng thép với đậu ngót kín; R1= r1 + d1; R2 = r2 + d2 D<D1<D2; d1<d1<d3; d3 = 1,7d2 7.2. các loại đậu ngót:

Theo kết cấu có đậu ngót đặt bên trên và đậu ngót đặt bên hông. Các loại đậu ngót này đều có thể đặt kín trong khuôn hay đặt hở thông với khí trời.

Loại đậu ngót đặt bên trên hở đ−ợc đặt trực tiếp trên nút nhiệt là đ−ợc dùng phổ biến hơn cả, vừa đạt hiệu quả bổ sung kim loại cao, vừa kiêm luôn nhiệm vụ của đậu hơi, lại dễ ráp khuôn, có thể kiểm tra đ−ợc khuôn tr−ớc lúc rót và quan sát đ−ợc kim loại chảy qua khuôn trong lúc rót. Nh−ợc điểm cần kể đến của loại đậu ngót này là chiều cao đậu ngót phụ thuộc vào chiều cao hòm khuôn, tốn nhiều kim loại và khuôn dễ bị bẩn rơi vào qua đậu ngót hở.

Hình 30a- Phơng pháp đặt tấm ngăn khi dùng đậu ngót dễ đập

a) Tấm ngăn ở mặt ráp khuôn; b) Tấm ngăn đặt khi đầm chặt khuôn.

Đậu ngót kín đặt bên trên đ−ợc dùng khi hòm khuôn quá cao, dùng đậu ngót hở sẽ tốn nhiều kim loại. Khi làm khuôn trên máy bằng tấm mẫu dùng đậu ngót hở không thuận tiện. Phần trên của đậu ngót kín th−ờng làm thành nửa hình cầu để giảm bề mặt tiếp xúc của kim loại với thành khuôn nguội và hạn chế thể tích đậu ngót.

Đậu ngót đặt bên hông vật đúc dùng khi những nút nhiệt của vật đúc nằm ở bên hông hay phía d−ới hoặc khi do kết cấu của vật đúc không thể đặt đậu ngót ở phía trên. So với đậu ngót đặt bên trên, đậu ngót đặt bên hông có hiệu quả bù ngót kém hơn, làm tăng kích th−ớc của khuôn, tạo thành phần khuôn yếu giữa thành vật đúc và đậu ngót, dễ bị dòng kim loại làm xói lở. Đậu ngót bên hông phổ biến là loại kín.

Hình 30b- Lõi sinh khí dùng cho đậu ngót áp lực cao

a) Sơ đồ đặt vỏ sinh khí trong đậu ngót; b) Cấu tạo lõi: 1-Chất sinh khí; 2-Vỏ; 3-Nắp đậy.

Ngoài các loại đậu ngót th−ờng, để dễ tách đậu ngót khỏi vật đúc ng−ời ta th−ờng dùng đậu ngót dễ đập (có màng ngăn ) (xem hình vẽ H.30a) và để tăng hiệu quả bổ ngót còn dùng đậu ngót sinh khí (xem hình vẽ H.30).

7.3. tính toán đậu ngót:

Các hình vẽ H.31 và H.32 giới thiệu các kiểu đậu ngót và bố trí đậu ngót:

Hình 31- Đậu ngót ở những vật đúc điển hình với thành đứng phát triển.

a) Xilanh; b) Cốc, bích; c) Xilanh;

Hình 32- Đậu ngót ở những vật đúc điển hình với thành nằm ngang phát triển.

a) Bàn tựa; b) Mayơ; c,e) Bích; d) Đĩa; e) Buli; h) ống nối.

d,e) Vành răng; g,h) Mayơ.

Có thể xác định kích th−ớc và thể tích của đậu ngót theo một số ph−ơng pháp d−ới đây:

Một phần của tài liệu duc 1 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)