1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới: nhà nước về xây dựng nông thôn mới:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, cùng nhau ra sức xây dựng xã nhà ngày càng giàu đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Phát huy truyền thống tốt đẹp tình làng nghĩa xóm, bài trừ các tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn.
- Triển khai hội nghị xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo Đảng ủy – UBND xã cần phải tập hợp trình bày được các tiêu chí thực trạng của mình, cho thấy điểm đứng hiện tại của xã và trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu giải pháp cho giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 cho toàn bộ hệ thống chính trị và người dân nồng cốt trong xã thảo luận và phản hồi, đây là giai đoạn để công khai cho người dân của địa phương và cả hệ thống chính trị xã biết kế hoạch, giải pháp lộ trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thông qua đó là bước đầu tham vấn cộng đồng dân cư tham gia đóng góp.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình vận động toàn dân tích cực tham gia, do đó rất cần có sự ủng hộ của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia công tác tuyên truyên sâu rộng đến quần chúng nhân dân thông qua các chương trình, hội nghị và lồng ghép vào các công tác triển khai hoạt động thường xuyên của tổ chức mình.
2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: nông thôn mới:
2.1. Tổng mức đầu tư: 127.043 triệu đồng; trong đó:
- Xây dựng quy hoạch: 200 triệu đồng, chiếm 0.16%
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội: 107.025 triệu đồng, chiếm 84.2%.
- Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: 2.356 triệu đồng, chiếm 1,9%. - Phát triển văn hoá - xã hội - môi trường: 17.294 triệu đồng, chiếm 13.61%.
- Xây dựng cũng cố hệ thống chính trị và giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: 168 triệu đồng, chiếm 0.13 % .
2.2. Nguồn vốn đầu tư.
- Ngân sách Nhà nước: 97.544 triệu đồng chiếm tỷ lệ 76,7%. - Vốn tín dụng: 1.220 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1%.
- Vốn doanh nghiệp: 11.412 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9%. - Vốn dân đóng góp: 9.021 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7,1%. - Vốn khác: 7.846 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,2%.
Biểu: nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012- 2020
T
T Nội dung
Vốn đầu tư (triệu đồng) Tổng
Số
Phân kỳ thực
hiện Nguồn vốn đầu tư
2013-2015 2015 2016- 2020 NSNN Vốn TD Dân góp Doan h nghiệ p Vốn khác 1 Quy hoạch 200 200 200 2 Hạ tầng kinh tế - xã hội Trụ sở UBND xã 6.000 6.000 6.000 Giao thông 27.720 19.200 8.520 16.212 2.664 7.884 960 Thủy lợi 33.890 33.890 30.501 3.389 Điện 6.100 6.100 1.220 610 4.270 Trường học 11.135 2.561 8.574 11.065 70 Cơ sở vật chất văn hóa 10.280 10.280 9.320 960 Y tế 1.660 1.660 1.660 Công trình cấp nước sạch 10.000 4.000 6.000 10.000 8.000 2.000 Bãi rác thải 240 240 144 96 3 Kinh tế và tổ chức sản xuất: 2.365 1.100 1.265 1.949 371 45 4
Văn hoá - xã hội -
môi trường 17.294 6.250 11.044 12.334 1.712 2.632
6165 Xây dựng hệ 5 Xây dựng hệ
thống chính trị 168 63 105 168
Tổng số 107.043 53.355 53.688
2.3. Phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn: 2016 - 2020: 53.688 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 51.16 %.
3. Giải pháp về khoa học:
3.1. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình trình
Tập huấn cho người dân và cán bộ về yêu cầu xây dựng nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH. Đảm bảo họ tự lập kế hoạch phát triển (trên cơ sở quy hoạch và tiêu chí xây dựng nông thôn mới) và tổ chức thực hiện các nội dung chương trình đạt hiệu quả, bao gồm:
- Chuẩn hóa, bồi dưỡng và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo cán bộ xã đạt chuẩn.
- Đào tạo, kiến thức quản lý cho cán bộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, chủ trang trại.
- Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản cho nông dân nông thôn: xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông, mô hình khuyến lâm; mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm.
- Thử nghiệm một số hình thức tổ chức học nghề phi nông nghiệp (chờ chuyển nghề) ngay tại cộng đồng để thuận tiện cho thanh niên xã đều có cơ hội tiếp cận và theo học.
3.2. Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng xã nông thôn mới xây dựng xã nông thôn mới
- Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý vốn ngân sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới theo hướng đơn giản, dễ làm, phù hợp với đặc thù quản lý và đặc thù huy động vốn ở cấp cơ sở, phù hợp với phương thức trao quyền cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm;
- Nghiên cứu cơ chế lồng ghép vốn các công trình trên địa bàn xã. - Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới.
4. Phát huy vai trò của các chủ thể xây dựng nông thôn mới:
+ Triển khai quán triệt làm chuyển biến cả nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị từ xã đến các bản. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đồng thời vận động nhân dân thực hiện góp phần đưa nền kinh tế xã nhà phát triển theo hướng toàn diện, bền vững, xây dựng phát triển nông thôn khởi sắc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
+ UBND xã phối hợp cùng Mặt trận và các đoàn thể, các ngành có liên quan triển khai rộng rãi trong toàn thể nhân dân ủng hộ và cùng tham gia thực hiện, đồng thời tổ chức giám sát khi tổ chưc thực hiện đề án.
+ Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tích cực vận động, huy động sự tham gia của nhân dân và các hội viên thuộc hội mình tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cùng với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bổ sung theo các nội dung mới phù hợp.
- Đối với Ban quản lý các bản: Kết hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể xã và cùng đoàn thể bản tăng cường công tác vận động nhân dân tham gia thực hiện, đồng thời có những đề xuất kiến nghị về Ban quản lý xã trong quá trình thực hiện.
- Đối với hộ gia đình: khi triển khai đề án, qui hoạch sử dụng đất được lấy ý kiến tham vấn cộng đồng và sự đồng thuận cao của nhân dân để cùng nhau thực hiện đạt theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
5. Giải pháp về quản lý:
- Một là: Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, tích cực xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.
- Hai là: Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương.
- Ba là: Đổi mới hoàn thiện chính sách đối với nông dân bảo đảm lợi ích cho nhân dân, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng NTM, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với tiến bộ KH-KT vào sản xuất.
- Bốn là: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các bậc học nhất là giáo dục phổ thông nhằm nâng cao dân trí tiến tới trí thức hóa đội ngũ cán bộ.
- Năm là: Xây dựng NTM phải đi đôi với an ninh chính trị, lợi ích quốc gia, đặt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng lên hang đầu. Bảo vệ và phát huy các truyền thống văn hoá dân tộc.