Khuyến khích nhân dân xây dựng nhà ở đạt chuẩn và đề nghị ngân

Một phần của tài liệu Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã (Trang 28 - 32)

hàng nhà nước, quỹ tín dụng cho vay vốn.

3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (hoàn thành các tiêu chí từ 10 đến 13) thành các tiêu chí từ 10 đến 13)

3.1. Nội dung

3.1.1. Nâng cao thu nhập cho người lao động (tiêu chí số 10), giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí số 11), chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực (tiêu chí số 12).

Để thực hiện được các chỉ tiêu nêu trên cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương thông qua các chương trình đào tạo nghề cho nông dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, TTCN, TM và DV nhằm thu hút lao động sẵn có tại địa phương góp phần giải quyết việc làm tạo cân bằng lao động trong xã hội, có như vậy mới có thể giảm bớt ảnh hưởng của nền sản xuất nông lâm nghiệp đến đời sống của nhân dân. Đầu tư đào tạo một số ngành nghề có nhu cầu và thực hiện tốt đào tạo nghề ở nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

- Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo: Nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nghề cho lao động phổ thông, khuyến khích đa dạng hóa các hình

thức đào tạo nhất là đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại và dịch vụ, đặc biệt là lao động nông nghiệp ở các độ tuổi, giúp người dân nâng cao được kỹ năng, tăng hiệu quả lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Thực hiện tốt khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến, thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng đưa máy móc thiết bị vào sản xuất cũng như trong bảo quản, chế biến nông sản. Từ đó tăng thu nhập, từng bước nâng cao mức sông cho người nông dân.

Mục tiêu đến năm 2020, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chiếm 69.5%, công nghiệp – xây dựng chiếm 13.2%, thương mại – dịch vụ chiếm 17.3%.

Tổng kinh phí chi cho thực hiện 3 tiêu chí là: 6.460 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ nhân dân, các doanh nghiệp và nguồn vốn hợp pháp khác.

3.1.2. Nâng cao hiệu lực hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13).

Xã đã đạt được tiêu chí xây dựng nông thôn mới về các hình thức sản xuất. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt việc duy trì và phát huy, nhân rộng.

3.2 Giải pháp:

- Phát triển hơn nữa thế mạnh của địa phương, chú trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp và kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực CN – TTCN, TMDV.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Đảm bảo vững chắc lương thực, tạo sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao cho thị trường. Phát triển nông nghiệp toàn diện như thâm canh cây lúa chất lượng cao, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm xa khu dân cư; nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ trên cơ sở hình thành các khu xử lý môi trường, tránh ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí.

- Rà soát đánh giá chất lượng cán bộ quản lý nói chung, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bộ phận cán bộ có trình độ năng lực còn hạn chế, tăng cường cán bộ về cơ sở. Có chính sách đãi ngộ khuyến khích để thu hút lực lượng lao động trẻ có trình độ tình nguyện về địa bàn công tác.

- . Phát huy hơn nữa chức năng của trung tâm học tập cộng đồng để mở thêm nhiều lớp và thực hiện tốt đào tạo nghề ở nông thôn. Đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn để đưa vào sử dụng ở các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,

chế biến nông lâm sản, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển của huyện.

4. Phát triển văn hóa – xã hội – môi trường: 4.1. Giáo dục( tiêu chí số 14): 4.1. Giáo dục( tiêu chí số 14):

a) Mục tiêu:

- Phổ cập giáo dục THCS.

Quan tâm hơn nữa đến các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học. Tránh tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề . . .): Hiện nay tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đủ điều kiện được tiếp tục học trung học của xã đạt 84%.

b. Giải pháp:

Thường xuyên vận động nhân dân và các nhà hảo tâm hỗ trợ vật chất cho các em nghèo khó khăn, quan tâm chỉ đạo các trường thường xuyên làm công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, vận động học sinh bỏ học giữa chừng và có biện pháp chế tài đối với những gia đình cố tình không cho con em mình đi học, phát huy tốt vai trò của hội khuyến học.

4.2. Y tế ( tiêu chí 15)

a. Khối lượng công việc

- Quy hoạch xây dựng trạm y tế thuộc bản ngàm (trường tiểu học cũ), tổng diện tích là 1.000 m2 gồm các công trình sau:

+ Nhà khám chữa bệnh 6 phòng diện tích 30 m2 x 6 phòng = 180 m2.

+ Nhà làm việc 4 phòng diện tích 30 m2 x 4phòng = 120 m2

+ Nhà trực bảo vệ, nhà để xe, vệ sinh ngoài trời. + Cổng, tường rào, sân chơi và trồng cây xanh. + Vườn thuốc nam.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy móc đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2017 đạt trên 30% người dân trong xã tham gia các hình thức BHYT. Phấn đấu đến năm 2020, y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

- Tổng kinh phí thực hiện tiêu chí là: 1.660 triệu đồng. - Nguồn kinh phí: hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước.

Vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như Thông báo trên đài phát thanh xã, các Hội đoàn thể đi tuyên truyền, thực hiện các văn bản liên quan đến quyền lợi bảo hiểm để người dân hiểu rõ tầm quan trọng khi tham gia bảo hiểm y tế để đạt tỷ lệ cao. Đảm bảo xây dựng, đầu tư trạm y tế xã theo đúng chuẩn quy định.

4.3. Văn hóa ( tiêu chí số 16):

a. Mục tiêu:

Đến năm 2020, xã đạt 70% trở lên số bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa – thể thao – du lịch.

b. Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu về thực hiện đời sống văn hóa ở các thôn, làng trên địa bàn xã, gồm: phấn đấu về thực hiện đời sống văn hóa ở các thôn, làng trên địa bàn xã, gồm: Bổ sung các quy ước về nếp sống văn hoá; số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “làng văn hoá”; Tỷ lệ gia đình văn hoá; Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể thao, thể dục thường xuyên; Tỷ lệ người tham gia hoạt động văn nghệ; Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa; Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật và tập huấn khoa học kỹ thuật ...;

+ Giai đoạn 2013 - 2015: đạt 33,3% trên tổng số bản được công nhận làng văn hóa.

+ Giai đoạn: 2016 – 2020: đạt trên 70% trên tổng số bản được công nhận làng văn hóa.

Kinh phí thực hiện: 510 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và vốn góp của nhân dân.

c. Giải pháp thực hiện: Thường xuyên vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa; xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu nếp sống văn hóa; xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu theo lộ trình. Huy động nhân dân chủ động chuẩn bị các điều kiện cơ sở, thủ tục cần thiết để được công nhận làng văn hóa dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND xã.

4.4 Môi trường (tiêu chí 17):

a. Khối lượng công việc.

- Nâng cấp 6 bai nước sạch và làm mới một bai nước sạch ở suối pọng bản Ngàm, một đường ống chiều dài 2 km.

Kinh phí thực hiện: 10.000 đồng.

Nguồn kinh phí: hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước.

- Quy hoạch mua đất xây dựng bãi rác với diện tích 20.000 m2, tổng vốn đầu tư là 240 triệu đồng, phấn đấu đến năm 2016 đạt 100% tổng số hộ được thu gom và xử lí rác.

+ Quy hoạch 1 bãi rác bên cạnh sân thể thao của xã trên đất rừng sản xuất với diện tích 10.000 m2.

+ Quy hoạch bãi rác bản Máy trên đất rừng sản xuất với diện tích 10.000 m2.

Nguồn kinh phí thực hiện tiêu chí: hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, vốn góp từ nhân và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

b. Giải pháp.

-. Tăng cường công tác vận động, thực hiện tốt chính sách vay vốn,

chương trình quốc gia, vốn dự án của trên để phấn đấu đến năm 2015 các hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w