- Nhiên liệu (Bunkers)
2.2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đội tàu Công ty (2008-2012):
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty năm 2008 – 2012
Stt Chỉ tiêu ĐVT
Năm Lượng tăng giảm tuyệt đối Tốc độ phát triển (%)
2008 2009 2010 2011 2012 09-08 10-09 11-10 12-11 09/08 10/09 11/10 12/11 1 1 Sản lượng - Vận chuyển Nghìn tấn 1.797,00 2.038,00 2.229,00 2.312,00 1.590,00 241,00 191,0 0 83,00 -722,00 113,4 1 109,3 7 103,7 2 68,7 7 - Luân chuyển Triệu tấn
km 17.204,0 0 20.333,0 0 20.270,0 0 15.580,0 0 13.290,0 0 3.129,0 0 - 63,00 - 4.690,0 0 - 2.290,0 0 118,1 9 99,69 76,86 85,3 0 2 Giá thành Tỷ đồng 1.015,91 814,67 1.127,28 1.202,11 1.106,00 -201,24 312,6 1 74,83 -96,11 80,19 138,3 7 106,6 4 92,0 0 3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.494,00 1.316,90 1.983,00 1.896,00 1.513,00 - 1.177,1 0 666,1 0 -87,00 -383,00 52,80 150,5 8 95,61 79,8 0 4 LN trước thuế Tỷ đồng 266,00 80,40 127,60 5,12 -124,50 -185,60 47,20 -122,48 -129,62 30,23 158,7 1 4,01 - 5 LN sau thuế Tỷ đồng 192,00 77,60 94,50 1,08 -124,90 -114,40 16,90 -93,42 -125,98 40,42 121,7 8 1,14 - 6 Lãi cơ bản/cổ phiếu Nghìn/cp 5.181,00 1.502,00 2.190,00 41,37 - -3.679 688,0 0 -2.148 -41,37 28,99 145,8 1 1,89 -
Kết quả hoạt động SXKD của Công ty 2008 - 2012
Về Sản lượng:
Sản lượng vận chuyển và luân chuyển của đội tàu trong năm 2008 là 1.797 nghìn tấn và 17.204 triệu tấn – km, đạt gần 90% kế hoạch năm, tăng 7.5% so với năm 2007, đồng thời sản lượng luân chuyển vượt 7% so với kế hoạch .
Sản lượng vận chuyển cả năm 2009 thực hiện hơn 2 triệu tấn, tăng hơn 13% so với cùng kỳ và vượt 11% so với kế hoạch. Sản lượng luân chuyển tăng hơn 18% so với cùng kỳ và đạt yêu cầu kế hoạch. Do Sản lượng tăng tương ứng với sự gia tăng của năng lực vận tải trong năm. Năm 2009, đội tàu Công ty tự khai thác 108 chuyến gồm: 16 chuyến đường, 31 chuyến gạo, 25 chuyến nông sản, 11 chuyến phân, 4 chuyến lúa mì, 7 chuyến quặng, 4 chuyến thép và số chuyến còn lại chở một số mặt hàng khác.
Trong năm 2010, sản lượng vận chuyển đội tàu Công ty tăng 191 triệu tấn tương ứng 9.37% so với năm 2008. Sản lượng luân chuyển tương đương với năm 2008. Trong đó công ty tự khai thác 146/148 chuyến chủ yếu là vận chuyển hàng gạo bao đi từ giữa các nước Đông Nam Á đi Tây Phi, Tây Á, Trung Mỹ; Vận chuyển đường: từ Nam Mỹ đi Tây Phi, Trung Mỹ, Biển Đen; Lúa mì, ngô… các loại từ Châu Úc đi các nước Nam Á, Trung Đông, từ Nam Mỹ đi các nước Đông Nam Á; Nông sản từ Nam Mỹ-ĐNÁ/Trung Mỹ/Trung Đông, Biển Đen-Tây Âu, giữa Tây Âu và Bắc Phi và các chuyến vận tải hàng đi các nước khác. Mặc dù trong thời kỳ khó khăn về hàng hóa và nguồn cung tàu trên thị trường tăng trong năm nhưng sản lượng mà kế hoạch đã đề ra trong năm 2010 cũng hoàn thành đạt được.
Năm 2011, sản lượng vận chuyển thực hiện tương đối tốt với hơn tăng gần 4% so với 2010. Do nguồn hàng khan hiếm và các nước Tây Phi không có nguồn tài chính nhập khẩu, phải đưa tàu về khai thác tuyến ngắn, gạo Việt Nam xuất khẩu Đông Nam Á. Sản lượng luân chuyển đạt gần 15,58 tỷ Tkm tăng gần 17% so với kế hoạch nhưng giảm 23% so với 2010. Trong năm 2011 đội tàu khai
thác tuyến Đông Nam Á với 42,7% (năm 2010 là 30,7%), Nam Mỹ/ Đông Nam Á là 11,3% (tương đương 2010), Đông Nam Á/ Tây phi là 5,7% ( năm 2010 là 10,2%) trên tổng số các tuyến vận chuyển với mặt hàng chủ yếu là gạo và nông sản. Năng suất vận chuyển của đội tàu thực hiện 6,67 Tấn/ Dwt, tăng gần 2% so với năm 2010
Nền kinh tế trong nước và thế giới năm 2012 vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, đã làm cho ngành vận tải biển cũng đang chịu tác động rất tiêu cực. Sản lượng vận chuyển thực hiện đã giảm 722 nghìn tấn với năm 2011 tương đương 31,23%. Sản lượng luân chuyển chỉ bằng 85% so với năm trước.
Về doanh thu
Tháng 12/2007, Công ty Vitranschart chính thức cổ phần hóa thành công sang công ty cổ phần. Sau 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty Vitranschart JSC đã đạt được kết quả kinh doanh như sau:
Tổng doanh thu đạt được 2.494 tỷ đồng trong đó hoạt động kinh doanh là 2.136 tỷ đồng tăng 51,6% so với năm 2007 và vượt 18,6% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế 266,3 tỷ đồng tăng 163% so với 2007, vượt 166% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế 191,75 tỷ đồng tăng gần 100% so với 2007 và vượt 166% so với kế hoạch năm 2008 đã đề ra.
Thị trường vận tải biển thế giới sau khi chạm đáy cuối năm 2008 đã có dấu hiệu phục hồi từ quý II/2009 đối với tàu vận tải hàng rời. Giá cước vào thời điểm cuối năm 2009 đã tăng hơn gấp 3 lần thời điểm đầu năm, thể hiện qua chỉ số BDI tăng từ 800-900 điểm lên trên 4.000 điểm, nhưng cũng chỉ tương đương mức cước của thị trường tại thời điểm 2004 và bằng khoảng 40% so với mức trung bình năm 2008.
Doanh thu năm 2009 đạt gần 1.317 tỷ VND, đạt 81,2% so với kế hoạch ; Lợi nhuận: 80,4 tỷ VND đạt 68,8% so với kế hoạch. Tận dụng cơ hội giá tàu xuống thấp, Công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có, tìm kiếm nguồn vốn vay thương mại,
thanh lý 4 tàu cũ để đầu tư mua được 2 tàu dạng handysize theo hướng cơ cấu lại và trẻ hóa đội tàu. Hiện tại đội tàu Công ty là 16 chiếc với tổng trọng tải là 304.400 DWT.
Doanh thu vận tải năm 2010 của toàn Công ty thực hiện 1.983 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2009 và tăng hơn 10% kế hoạch. Trong đó, chủ yếu là doanh thu tự khai thác đội tàu của Công ty. Tỷ số “Doanh thu/DWT” năm 2010 đạt 5,09 triệu đồng/DWT so với năm 2009 là 3,38 triệu đồng/DWT phản ánh khả năng khai thác hiệu quả đội tàu, đồng thời cũng thể hiện được xu hướng tăng trưởng của thị trường cước vận tải biển trong năm vừa qua.
Lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2010 đạt 127,6 tỷ đồng tăng gần 60% so với năm 2009 và vượt hơn 6% so với kế hoạch đề ra. Mặc dù có sự tác động mạnh từ sự giảm sút của giá cước vận chuyển và tỷ giá hối đoái trên thị trường tác động bất lợi cho Công ty nhưng kết quả hoạt động của Công ty vẫn vượt mức lợi nhuận như kế hoạch đề ra.
Tổng doanh thu toàn công ty trong năm 2011là 1.896 tỷ đồng, giảm gần 5% so với 2010. Trong đó, doanh thu đội tàu (chiếm gần 96%) thực hiện 1.477 tỷ, chỉ thực hiện được 82,3% kế hoạch, giảm 11% so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu do giá cước đội tàu thực hiện đã giảm đáng kể so với năm 2010, cụ thể cước chở đường đã giảm 10%, cước chở gạo giảm 11%, cước chở nông sản tương đương, cước chở quặng giảm 19%.
Trong năm 2012, Công ty đạt 1.513.164,30 triệu đồng doanh thu thuần, giảm 20 % so với năm 2011. Bên cạnh doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm mạnh, Công ty lại không thu được khoản lợi nhuận bất thường từ việc bán tàu. Tình trạng thu không đủ bù chi đã làm lợi nhuận sau thuế của Công ty âm 124.900 triệu đồng. Ngoài nguyên nhân năng lực vận tải và sản lượng giảm như đã trình bày trên thì còn do mức cạnh tranh trong thị trường vận tải biển ngày càng tăng, bên
cạnh việc tích cực tìm những chuyến hàng có giá cước tốt, Công ty cũng phải chấp nhận giảm giá cước một số chuyến hàng để có hàng chạy. Cụ thể, so với cùng kỳ 2011:
• Cước chở gạo bình quân giảm 15%, trong đó các tuyến Đông Nam Á - Tây Phi/ Tây Á giảm 13%, trong khu vực Đông Nam Á giảm 8%, Nam Mỹ - Tây phi giảm 26%.
• Cước chở nông sản bình quân giảm 25%, trong đó tuyến Nam Mỹ/ Đông Nam Á giảm 17%, Nam Á/ Đông Nam Á tăng 8%.
• Cước chở đường bình quân tăng 8%, trong đó tuyến Nam Mỹ/ Tây phi tăng 26%.
• Cước chở phân bón bình quân tăng 55%, tuy nhiên những tuyến Đông Bắc Á/ Đông Nam Á giảm 8%, trong khu vực Đông Nam Á giảm 11%.
Về cơ cấu chi phí giá vốn
Trong năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều, tuy nhiên xét về tỷ lệ thì chi phí này lại giảm trong cơ cấu tổng chi phí, nguyên nhân là do tổng chi phí Công ty tăng nhưng số tiền tăng chỉ tập trung vào chi phí giá vốn hàng bán (tăng từ 1.150 tỷ năm 2007 lên 1.899 tỷ trong năm 2008 dop hải trả lãi vay làm cho tỷ trọng chi phí tài chính tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối. cụ thể là trong năm 2008 chi phí tài chính chiếm 10% tăng gần 180% so với năm 2007. chi phí lãi vay ngân hàng năm 2008 gần 111 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại gấn 10 tỷ trong đó đánh giá lại khoản vay gần 50 tỷ đồng.
Chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí giá vốn là chi phí nhiên liệu, ngoài yếu tố giá dầu bình quân năm 2009 là $53,56/thùng tăng lên $71,21/thùng trong năm 2010 đã làm cho phí nhiên liệu trong năm tăng hơn 40% so với năm 2009. Chi phí khấu hao trong giá vốn hàng bán tăng so với năm 2009 hơn 95% do một số tàu mới được mua thêm và đưa vào khai thác trong năm 2010. Đồng thời trong năm 2009,
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh vận tải thu không đủ bù chi nên Bộ Tài chính cho phép giảm 50% chi phí khấu hao một số tàu so với quy định tại thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính. Sang năm 2010 khấu hao đội tàu công ty đã được điều chỉnh lại ở mức bình thường theo đúng quy định nên đã làm tăng tỷ trọng chi phí khấu hao trong năm 2010 lên 16% từ 11,4% của năm 2009. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu giá vốn là chi phí khác, đây là chi phí hàng hóa của hoạt động thương mại, cơ cấu chi phí này ổn định qua các năm.
Nhận định trước được những khó khăn của ngành vận tải trong năm qua, Công ty đã có những thay đổi mang tính chiến lược trong quản lý một cách triệt để như cơ cấu lại bộ máy nhân sự, tăng cường khai thác đội tàu, giảm thời gian chờ tàu, tăng hiệu suất hoạt động đội tàu làm cho tiêu hao nhiên liệu giảm... thể hiện trong việc tỷ trọng các chi phí giá vốn hàng bán so với doanh thu trong năm giảm đáng kể từ 85,2% trong năm 2010 còn 78,3% vào năm 2009. Về nhiên liệu giảm từ 25,9% trong năm 2009 xuống còn 24,4%, vật liệu, công cụ giảm từ 5% xuống còn 3,6% trong năm 2010, tiền lương công nhân trực tiếp khai thác đội tàu giảm từ 12,5% còn 10,5%. Từ những yếu tố cải cách này đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn.
Năm 2011 là năm thứ ba liên tiếp thị trường vận tải biển tiếp tục suy giảm và trong tình trạng còn xấu hơn cả năm 2010 khi sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng trầm trọng, nhu cầu vận chuyển tăng trưởng 5% trong khi đội tàu tăng 14%. chi phí đội tàu thực hiện 1202.11 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay mua) giảm gần 15% so với kế hoạch và tương đương so với 2010. Hoạt động vận tải toàn Công ty năm 2011 không đạt yêu cầu kế hoạch, và giảm mạnh so với 2010.
Năm 2012, Công ty trong ngành nói chung và Công ty nói riêng sử dụng đòn bẩy tài chính khá nhiều. Thể hiện qua việc nguồn vốn của Công ty chủ yếu được tài trợ chủ yếu từ nguồn nợ. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty ở mức khá cao. Từ 79,66% trong năm 2011, tăng nhẹ lên mức 82,19% trong năm nay. Việc sử dụng nợ nhiều khiến tỷ số nợ trên 1 đồng vốn chủ sở hữu ở mức khá cao, trong năm
2012, một đồng vốn chủ sở hữu của Công ty ứng với 4,69 đồng nợ. Thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Tình hình cơ cấu vốn của Công ty trong năm 2012
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2011