Trình bày các rủi ro mà người bảo hiểm thân máy bay phải chịu trách nhiệm theo quy tắc chung về bảo hiểm hàng không năm 1991 của Việt Nam – QTC 1991.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trong kinh doanh (Trang 30 - 33)

tắc chung về bảo hiểm hàng không năm 1991 của Việt Nam – QTC 1991.

Rủi ro mà người bảo hiểm thân máy bay phải chịu trách nhiệm:

41.1. Điều kiện A:

Người bảo hiểm sẽ nhận trách nhiệm bồi thường:

- Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận xảy ra đối với máy bay do tai nạn bất ngờ gây ra trong thời gian được bảo hiểm

- Chi phí cần thiết và hợp lý trong trường hợp khẩn cấp mà người được bảo hiểm đã phải chịu do các hành vi đã phải chịu nhằm bảo hiểm an toàn cho máy bay như cố ý gây hỏng hoặc phải bắt buộc hạ cánh nhưng tối ta ko vượt qua 10% giá trị bảo hiểm của chiếc máy bay đó

- Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm Loại trừ bảo hiểm:

- Trường hợp hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, gây vỡ, hỏng hóc hoặc trục trặc xảy ra bên trong bất kì bộ phận nào của máy bay cũng như hậu quả do những hiện tường vừa nêu trong phạm vi bộ phận đó gây ra

- Trường hợp hư hỏng xảy ra đối với bất kì bộ phận nào do những vật có tác dụng phá hủy dần dần, lâu ra gây ra

- Nếu các trường hợp vừa nêu trên gây ra tai nạn bất ngờ đối với máy bay thì sẽ được bồi thường theo toàn bộ các điều khoản của đk A

41.2. Điều kiện B: Bảo hiểm tổn thất toàn bộ: Theo điều kiện này, người bảo hiểm nhận trách

nhiệm bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính xảy ra đối với máy bay do tai nạn bất ngờ gây ra (kể cả trường hợp máy bay bị mất tích) trong thời gian được bảo hiểm.

41.3. Loại trừ với cả hai trường hợp:

Người bảo hiểm không nhận trách nhiệm bồi thường với:

i. Trường hợp hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, gây vỡ, hỏng hóc hoặc trục trặc xảy ra bên trong bất kỳ bộ phận nào của máy bay cũng như hậu quả do những hiện tượng ấy gây ra trong phạm vi bộ phận đó.

ii. Trường hợp hư hỏng xảy ra với bất kỳ bộ phận nào do những vật có tác dụng phá huỷ dần dần, lâu dài gây ra.

iii. Tuy nhiên, nếu những điều trên gây ra tai nạn bất ngờ đối với máy bay thì sẽ được bồi thường theo cả điều kiện (A) và (B).

iv. Máy bay được dùng với mục đích khác ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm

v. Máy bay vượt khỏi phạm vi ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng

vi. Máy bay được điều khiển bởi 1 người ko có tên được ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ trường hợp máy bay chạy trên mặt đất với sự điều khiển của những người được phép làm việc đó

vii. Máy bay cất, hạ cánh ở những nơi không phù hợp với tính năng kỹ thuật trừ trường hợp bất khả khảng

viii. Máy báy được vận chuyển bằng bất kì phương tiện nào trừ trường hợp bất khả hàng ( hậu quả của 1 vụ tai nạn)

ix. Trách nhiệm và quyền lợi mà người được bảo hiểm chấp nhận hoặc từ bỏ theo thỏa thuận nào khác với vé hành khách, phiếu hành lý hoặc vận đơn đã phát hành liên quan đến loại bảo hiểm thứ 2

x. Những khiếu nại mà người được bảo hiểm có thể được bồi thường quy định trong các hợp đồng khác mà vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm này

xi. Do phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ

xii. Những khiếu nại, tổn thất do

o Chiến tranh, nội chiến, xâm lược, … (dù có tuyên bố hay không)

o Tiến hành có tính chất thù địch các vụ nổ, vũ khí chiến tranh, năng lượng nguyên tử, …

o Đình công, bãi công, gây rối dân sự, phá rối lao động

o Hành động của một hay một nhóm người nhằm mục đích chính trị và khủng bố

o Mọi hành động ác ý hay phá hoại

o Bị tịch thu, trưng thu, tích trữ, chiếm đoạt, ...

o Những khiếu nại phát sinh nếu máy bay vượt ra ngoài sự kiểm soát của người được bảo hiểm do những nguyên nhân nói trên

(Quyền kiểm soát của người được bảo hiểm với máy bay lại trở lại bình thường khi máy bay được trả về an toàn cho người được bảo hiểm tại một sân bay thuộc phạm vi địa lý quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm và thích hợp với sự hoạt động của máy bay đó. Máy bay phải để ở sân bay, tắt máy, không bị khống chế)

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trong kinh doanh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w