công trong Network Marketing
Giai đoạn đầu trong Network Marketing chính là giai đoạn khó khăn nhất. Lo âu và thiếu tự tin chính là những điều làm cho những người mới có tâm lý trì hoãn và điều này cản trở họ tiến lên phía trước. Chính vì vậy mà có đến hai phần ba số người mới tham gia Network Marketing bỏ cuộc trong năm đầu tiên. Trong cuốn "Làn sóng thứ ba: thời đại mới trong kinh doanh theo mạng", Richard Poe đã nêu ra một số cạm bẫy mà những người mới thường mắc phải. Những quan niệm lệch lạc sẽ dẫn đến những hành động sai lầm, mất thời giờ vô ích và cuối cùng là bỏ cuộc trước khi đạt được thành quả đầu tiên.
Những sai lầm thường gặp ở những người mới Sai lầm thứ nhất: sáng tạo lại xe đạp
Network Marketing là một công việc khá đơn giản. Bạn đừng cố "sáng tạo lại xe đạp" bằng cách đi tìm các lối đi tắt để mong giảm tối đa công việc nhưng đồng thời lại tăng tối đa hoa hồng. Những xảo thuật như vâỵ thường chỉ làm Bạn rối thêm, dẫn đến đổ vỡ và thất vọng. Hãy trung thành với những thủ pháp đơn giản đã được tính toán và kiểm định mà người đỡ đầu hướng dẫn cho Bạn.
Một trong những "lối tắt" thường thấy là chạy theo kỹ thuật. Các thiết bị văn phòng và công nghệ mới có thể trợ giúp cho Bạn trong
việc liên lạc, tính toán hoa hồng, thực hiện đơn đặt hàng và theo dõi công việc của các thành viên trong mạng lưới, song chúng không thể thay thế được giao tiếp tự nhiên giữa người với người. Lạm dụng kỹ thuật thường chính là che đậy một sự ngại ngùng cố hữu là tránh giao tiếp. Bạn đừng quên rằng Network Marketing chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân. Nếu Bạn không giao tiếp, gặp gỡ với mọi người và đỡ đầu thì dù Bạn có bỏ ra bao nhiêu thời gian ngồi bên máy tính và giở bao nhiêu trang giấy thì công việc sẽ vẫn cứ dẫm chân tại chỗ.
Sai lầm thứ hai: hời hợt với công việc
Nhiều người thất bại bởi họ xem Network Marketing như một thú tiêu khiển hay là một việc làm thêm và vì vậy nhanh chóng mất hứng thú với công việc. Cũng có người do thiếu nghiêm túc và không biết cách sắp xếp công việc của mình nên ngay khi mạng lưới bắt đầu mở rộng thì họ đã mất phương hướng. Vì vậy, muốn có một doanh nghiệp lớn, ngay từ đầu Bạn đã phải nghĩ về nó với một tầm nhìn lớn. Điều đó có nghĩa là phải lên kế hoạch, đưa ra các chính sách, thủ tục và hệ thống mang tầm cỡ toàn cầu và luôn tuân thủ theo chúng ngay cả khi mạng lưới của Bạn mới chỉ có mỗi một mình Bạn.
Sai lầm thứ ba: ngại tìm sự giúp đỡ
Khi Bạn bắt đầu công việc trong Network Marketing, lẽ dĩ nhiên là Bạn còn chưa có kinh nghiệm và chẳng có gì phải xấu hổ khi tìm
đến sự trợ giúp của những người trong mạng lưới.
Trong Network Marketing, những người đỡ đầu có lợi ích thực tế trong mạng của Bạn và luôn giúp đỡ Bạn, ngay cả khi Bạn đứng ở tầng rất sâu và người đỡ đầu trên không nhận được hoa hồng gì từ Bạn, bởi lẽ họ hiểu rằng nếu Bạn là một nhà phân phối mạnh, Bạn sẽ có khả năng thúc đẩy công việc của những người đứng trên. Bạn hãy tìm ra một người làm việc thành công ở tầng trên để làm người thầy cho Bạn và những người mới của Bạn.
Sai lầm thứ tư: sụp đổ khi gặp phải sự phản đối
Cuối cùng thì Bạn vẫn phải gặp gỡ với những người mới để mời họ hợp tác với Bạn. Rất nhiều người sẽ trả lời "không". Song Bạn không nên tiếp nhận những lời từ chối đó một cách đau khổ và quay ra dày vò bản thân. Rất có thể, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ Bạn đã chọn thời điểm không đúng để giới thiệu doanh nghiệp. Vì vậy, Bạn cần phải nhanh chóng gạt những lời từ chối sang một bên và lại tiếp tục với những người sau.
Sự từ chối bao giờ cũng có sức phá hoại lớn và có thể chặn đứng những nhà phân phối non nớt. Nếu ngay từ đầu Bạn không vượt qua được các ý kiến phản đối thì Bạn sẽ không bao giờ đến được cái đích thành công.
Sai lầm thứ năm: ngại bán sản phẩm
là lưu thông hàng hóa. Đặc biệt, trong những tháng đầu gia nhập doanh nghiệp, Bạn phải sẵn sàng và hăng hái bán sản phẩm bởi đó là cách Bạn rèn luyện và học tập, đồng thời để Bạn tạo doanh số khi còn chưa có hoa hồng từ mạng lưới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Bạn phải bán lẻ mãi mãi. Dần dần, khi công việc của Bạn vào guồng và mạng lưới lớn mạnh hơn, Bạn sẽ có thể ủy thác việc bán hàng cho những người ở tầng dưới.
Sai lầm thứ sáu: không vững lập trường
Bạn không bao giờ nên tranh luận với những người hoài nghi để cố thuyết phục họ tham gia doanh nghiệp của mình khi Bạn còn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tự tin và sẵn sàng cho các cuộc gặp gỡ như vậy. Bằng không, Bạn sẽ có nguy phải lùi bước trước những người cố tìm cách "cứu" Bạn, kéo Bạn đi theo cách hiểu không đúng của họ về Network Marketing, thường là những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết và một người bất kỳ nào mà Bạn biết và kính trọng (R. Poe gọi họ là "những kẻ chiếm đoạt ước mơ").
Bằng mọi cách Bạn phải tránh xa những đối tượng này. Song, cách phòng vệ tốt nhất chính là kiến thức và đào tạo. Đọc sách về Network Marketing, tham dự các buổi huấn luyện và học tập trong công ty Bạn sẽ giúp Bạn dễ dàng phản biện bằng những dữ kiện
cứng rắn và lạnh lùng.
Sai lầm thứ bảy: lạm dụng người đỡ đầu
Người đỡ đầu chính là người dẫn đường cho Bạn, động viên giúp đỡ Bạn trong công việc. Song hãy nhớ rằng, người đỡ đầu không phải bà bảo mẫu hay bác sỹ tâm thần của Bạn để có thể trút lên họ những lời ca thán, rên rỉ bất tận. Họ không thể giải quyết mọi vấn đề của Bạn và làm việc thay Bạn. Nếu Bạn muốn thành công, Bạn cần phải biết đi trên đôi chân của chính Bạn.
Một số sai lầm khi tuyển người
Nói quá sự thật về sản phẩm và cơ hội kinh doanh:
Bạn có thể vì cái lợi trước mắt mà dùng cách này để thu hút đông người tham gia theo Bạn, song hãy coi chừng hậu quả của nó. Những khách hàng của Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra chân tướng sự việc và điều này sẽ gây bất lợi ghê gớm cho doanh nghiệp của Bạn.
Sốt ruột quá đáng:
háu, họ sẽ không cho Bạn ăn đâu.
Đeo bám quá sát khách hàng, gây áp lực và dẫn đến phản cảm:
Có một ranh giới rất mỏng giữa sự phục vụ chu đáo và sự quấy nhiễu. Bạn cứ việc giới thiệu về sản phẩm, về doanh nghiệp và cứ việc kiểm soát những khách hàng tiềm năng của Bạn. Nhưng cũng đừng quên cho họ chút thời gian suy nghĩ, bởi đó là một quyết định khá nghiêm túc. Hãy tỏ ra quan tâm tới họ, đứng về phía họ, giúp họ đưa ra một quyết định tốt nhất.
Khó gần:
Điều này cũng tai hại chẳng kém gì việc "đeo bám". Nếu muốn gặp Bạn cũng khó khăn thì Bạn sẽ khó mà tuyển được người mới và giữ được người trong mạng lưới của mình. Bạn cần phải ở trong tầm tay của họ. Tốt nhất, nên giữ liên lạc thường xuyên với họ. Tất cả các biện pháp đều tốt - từ điện thoại, fax đến thư từ.
Không có phong thái chuyên nghiệp:
Network Marketing là một hình thức kinh doanh tự do. Hãy cứ thoải mái tinh thần và ăn mặc tùy thích. Nhưng đừng bao giờ quên là bạn chính là mô hình của thành công. Hãy quan sát mình tư khía
cạnh này và cư xử cho thích hợp. Tỏ ra quá cao siêu:
Network Marketing là một hệ thống khá đơn giản, giống như quay chìa trong ổ khoá, và ai cũng có thể làm được điều này. Bạn càng tỏ ra cao siêu bao nhiêu trước một nhà phân phối tiềm năng thì người đó càng thấy mất tự tin và nghi ngờ về khả năng đạt được thành công của họ bấy nhiêu vì họ cho rằng không bao giờ có thể làm được như Bạn.
Vung tiền để “loè” khách hàng của Bạn:
Hãy cẩn thận với con dao hai lưỡi này bởi việc "xài sang" để gây ấn tượng với nhà phân phối tiềm năng của Bạn có thể lại làm cho người đó dễ nói "không" với Bạn. Mỗi nhà phân phối tiềm năng thường nhìn vào Bạn và so sánh với bản thân. Liệu có bao nhiêu người trong số họ có thể cho phép mình làm điều tương tự?
Quá nuông chiều người mới:
Network Marketing không phải là vườn trẻ để Bạn phải săn sóc từng li từng tí. Đó là công việc của những người đã trưởng thành. Bạn thử nghĩ xem, Bạn cần một nhà phân phối mà việc gì Bạn cũng phải làm hộ hết để làm gì? Hãy giúp mọi nguời đứng vững trên đôi chân của họ. Nếu thành viên mới của Bạn không muốn hoặc không
chịu làm điều đó, hãy bỏ ngay ý định đỡ đầu họ đi.
Phát triển quá nhiều thành viên ở hàng ngang:
Việc tuyển nhiều thành viên ở hàng ngang (chạy theo số lượng) mà không quan tâm đào tạo để các thành viên của Bạn cũng có thể làm việc như Bạn (phát triển về chất lượng) sẽ không cho phép mạng lưới của Bạn phát triển xuống các tầng sâu hơn. Đó là chưa kể đến việc những người ban đầu của Bạn sẽ chán nản và rơi rụng dần trong khi Bạn mải miết mở rộng thêm hàng ngang của mình.
Không ai có thể đảm bảo sẽ không mắc phải sai lầm. Song, nhận thức được những "cạm bẫy" sẽ giúp Bạn tránh được những sai lầm không đáng có trên con đường đi tới thành công của Bạn.