Mối liên quan giữa nồng độ testosterone toàn phần với tình trạng sử dụng thuốc tránh

Một phần của tài liệu nồng độ testosterone của phụ nữ miền bắc việt nam tuổi từ 13-80 và một số yếu tố ảnh hưởng (Trang 41 - 46)

dụng thuốc tránh thai

Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nồng độ testsoterone toàn phần với tình trạng sử dụng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai n Nồng độ testosterone (ng/dl) ±SD p Có 27 22,1±19,2 Không 239 22,9±1,50

Kết quả bảng 3.9 cho ta thấy: Nồng độ testosterone huyết thanh toàn phần ở nhóm người có sử dụng thuốc tránh thai và không sử dụng thuốc tránh thai là không có sự khác biệt (p>0.05).

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng: nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh cao nhất ở tuổi 20 sau đó giảm dần theo tuổi. Ngoài 40 tuổi nồng độ testosterone huyết thanh toàn phần giảm 53% so với trước 40 tuổi (trước 40 tuổi: 41,8±26,7 ng/dl, sau 40 tuổi: 19,6±16,9 ng/dl).Trong thời kì sinh sản nồng độ testosterone có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi nhưngsau 40 tuổi hoặc sau khi mãn kinh nồng độ testosterone không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi.Phụ nữ thành thị có nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh cao hơn phụ nữ nông thôn.Phụ nữ uống café có nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh cao hơn so với phụ nữ không uống café. Chưa thấy có mối liên quan giữa nồng độ testosterone với các yếu tố khác: cân nặng, chiều cao, BMI, uống rượu, hút thuốc lá, kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai.

4.1.Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là những người phụ nữ khỏe mạnh ở hai khu vực thành thị và nông thôn miền Bắc Việt Nam đã được loại trừ các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ testosterone.

Khi đánh giá về các đặc điểm hình thái ở hai địa bàn nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: tuổi trung bình, chiều cao giữa thành thị và nông thôn là như nhau. Bên cạnh đó cân nặng và BMI ở thành thị cao hơn so với nông thôn (bảng 3.1).

Tuy nhiên các chỉ số: cân nặng, chiều cao, BMI của các đối tượng nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thường của người phụ nữ Việt Nam [50].

4.2.Giá trị của testosterone huyết thanh toàn phần theo nhóm tuổi:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh cao nhất ở tuổi 20 sau đó giảm dần theo tuổi. Ngoài 40 tuổi/hoặc sau khi mãn kinh nồng độ testosterone huyết thanh toàn phần giảm khoảng 50% so với trước đó. Ở giai đoạn nửa sau cuộc đời, nồng độ testosterone hầu như không thay đổi.

Kết quả này của chúng tôi không phải là một phát hiện mới vì nó cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Davison (2005) trên người Úc, Jessica B (2006) trên người Mỹ da đen và da trắng, Zhao X (2011) trên phụ nữ Trung Quốc. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam định lượng nồng độ testosterone để xem xét sự thay đổi của nó trong vòng đời của phụ nữ Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, 25% testosterone được sản xuất từ buồng trứng và 25% từ tuyến thượng thận, phần còn lại là do quá trình chuyển hóa từ các tiền androngen tại các mô ngoại vi [1]. Một số tác giả cho rằng, theo thời giancó sự mất dần các nang trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt hoặc sự già hóa của các nang trứng, nên dẫn tới việc tụt giảm nồng độ testosterone toàn phần. Sự tụt giảm nàydiễn ra rõ rệt ở trước tuổi 40 hoặc trước khi mãn kinh. Sau khi mãn kinh, buồng trứng đã suy kiệt, không còn bài tiết testosterone được như trước nữa; ngoài ra cùng sự già hóa của các hệ cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả tuyến thượng thận và các mô ngoại vi nên việc xản xuất testosterone từ tuyến thượng thận và chuyển hóa từ tiền androgen tại các mô ngoại vi cũng giảm xuống [35].

Khi chúng tôi so sánh nồng độ testosterone của nhóm phụ nữ chưa mãn kinh với nhóm phụ nữ đã mãn kinh trong cùng một lứa tuổi (40-49 và 50-59) nhận thấy nhóm đã mãn kinh nồng độ testosterone có thấp hơn (phụ lục 1). Tuy nhiên sự giảm này so với sự giảm nồng độ testosterone giữa các nhóm tuổi trong độ tuổi sinh sản thì nhỏ hơn . Có lẽ điều này phản ánh ảnh hưởng của tuổi lên nồng độ testosterone là mạnh hơn so với vai trò của mãn kinh. Điểm này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó [55].

Tuy sự thay đổi nồng độ testosteron trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tuân theo xu hướng như các nghiên cứu trước, nhưng so sánh với số liệu ở các nước khác thì thấy có một số khác biệt. Davison SL và cs làm trên 595 phụ nữ Úc tuổi từ 18-75 bằng phương pháp RIA cho kết quả nồng độ testosteron trung bình ở từng nhóm nhóm tuổi đều thấp hơn so với kết quả của chúng tôi. Hoặc Daysi Navarro và cs làm trên 230 phụ nữ Cuba tuổi 40-59 bằng phương pháp RIA lại cho kết quả cao hơn nghiên cứu của chúng tôi ở tất cả các nhóm tuổi tương ứng. Xiaomiao Zhao làm trên 60 phụ nữ Trung Quốc tuổi từ 20- 45 bằng phương pháp hóa phát quang lại cho kết quả vừa cao hơn ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đồng thời lại vừa thấp hơn ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh trong nghiên cứu của chúng tôi.

Sự khác biệt này có thể được giải thích theo một số nguyên nhân khác nhau. 1) phương pháp định lượng testosterone được dùng trong các nghiên cứu nêu trên khác nhau, 2) chọn mẫu khác nhau: ví dụ chỉ có nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Davison SL ở Úc là chọn mẫu ngẫu nhiên từ cộng đồng, còn nghiên cứu của Cuba lại lấy mẫu từ Bệnh Viện Havana, và nghiên cứu của Trung Quốc thì có cỡ mẫu nhỏ (n=60) không thể coi là đại diện cho người Trung Quốc được, 3) Cũng có thể có những đặc điểm khác nhau về gen, về đặc điểm cơ thể và lối sống của các đối tượng nghiên cứu.

Sự khác biệt về nồng độ testosterone ở các nước khác nhau cũng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây. Jessica B đã báo cáo cùng sống tại Mỹ nhưng người Mỹ da trắng (42,49 ng/dl) có nồng độ testosterone cao hơn người Mỹ da đen (37,29 ng/dl) [12]. Gần đây, nhiều gen đã được tìm thấy liên quan đến sự khác biệt về nồng độ testosterone. Một trong những gen quan trọng là CYA-19 gen mã hóa cho enzym aromatase [52].

4.3. Sự khác biệt về nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh ở thành thị và nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng:

Điểm thú vị trong nghiên cứu này là, chúng tôi phát hiện ra nồng độ testosterone của phụ nữ thành thị cao hơn so với ở nông thôn (bảng 3.7). Điều này có thể do sự khác biệt về đặc điểm hình thái và lối sống giữa hainhóm đối tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phụ nữ thành thị có cân nặng và BMI cao hơn so với phụ nữ ở nông thôn (bảng 3.1). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của MF.Sowers và cs (2001) nhận thấy tăng cân nặng có liên quan tới tăng nồng độ testosterone toàn phần ở tất cả các nhóm. Phụ nữ có BMI > 30 kg/m2 có nồng độ testosterone là 50- 70 ng/dl, cao hơn so với nhóm có BMI < 22kg/m2. Cấu trúc cơ thể có liên quan với nồng độ testosterone theo kiểu phụ thuộc vào mức độ béo. Khối mỡ của cơ thể liên quan với nồng độ testosterone mật thiết hơn so với khối cơ, mặc dù cả khối mỡ và khối cơ đều có liên quan tới nồng độ testosterone. Việc xác định chính xác khối mỡ và khối cơ có thể được tiến hành bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA). Do điều kiện sống và làm việc tại Việt Nam, phụ nữ sống ở thành thị thường ít vận động hơn so với phụ nữ ở nông thôn, nên khối mỡ cơ thể thường cao hơn so với phụ nữ nông thôn[11].

Một mặt khác, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ uống cafe ở phụ nữ thành thị cao hơn ở nông thôn (bảng 3.8). Beaven CM và cs (2008) thấy rằng nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh tăng phụ thuộc vào liều lượng uống café mỗi ngày. Café có ảnh hưởng gián tiếp lên testosterone thông qua thay đổi nồng độ cortisol trong máu: café làm giảm nồng độ cortisol trong máu, qua đó tác động lên trục tuyến yên- vỏ thượng thận làm tăng nồng độ testsoterone toàn phần trong máu [37]. Tuy nhiên với liều cao café (> 800 mg) sẽ có tác dụng ngược lại.

Xu hướng chung là nồng độ testosterone huyết thanh toàn phần của phụ nữ thành thị cao hơn so với phụ nữ nông thôn trừ nhóm tuổi 20-29.Chúng tôi cũng chưa thể lí giải được điều này, và cần nghiên cứu thêm.

Một phần của tài liệu nồng độ testosterone của phụ nữ miền bắc việt nam tuổi từ 13-80 và một số yếu tố ảnh hưởng (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w