Biện pháp vệ sinh môi trường là biện pháp được thực hiện liên tục và thường xuyên, phạm vi ứng dụng rộng, có thể cắt đứt nhiều khâu trong quá trình phát triển của mầm bệnh. Nếu chỉ áp dụng biện pháp này trong phạm vi vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn vì chi phí cao, công lao động nhiều do vậy phải thực hiện kết hợp với các biện pháp khác. Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng cho chuồng nuôi, thức ăn nước uống và môi trường bên ngoài. Các biện pháp cần thực hiện sau đây
1. Giảm độ ẩm để diệt mầm bệnh. Chuồng trại luôn khô ráo.
2. Tăng nhiệt độ để diệt mầm bệnh. Biện pháp này sử dụng phương pháp ủ phân nhiệt sinh học. Nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 650C do vậy diệt được trứng và ấu trùng giun sán.
3. Dùng tia tử ngoại để diệt. Chuồng nuôi nên có ánh sáng chiếu trực tiếp vừa diệt được mầm bệnh vừa tạo cho gia súc tổng hợp được Vitamin D chống còi xương và mềm xương.
4. Dùng hóa chất diệt mầm bệnh ở môi trường bên ngoài và chuống nuôi. Các hóa chất, thuốc sát trùng, các hóa chất acid, bazơ được sử dụng để diệt Larve và trứng.
5. Diệt vật chủ trung gian và môi giới. Sử dụng các biện pháp vệ sinh, thủy lợi, sinh học, hóa chấtt để diệt vật chủ trung gian.
6. Vệ sinh thức ăn, nước uống và chất độn chuồng. Thức ăn nước uốn g phải sạch, máng ăn, máng uống phải thường xuyên được dọn rửa. Phân rác, chất độn chuồng định kỳ thay thế.
7. Vệ sinh chăn thả, không nên chăn thả gia súc nơi đồng cỏ lầy lội. Nếu cầ thiết phải luân phiên bãi chăn thả.
8. Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng. 9. Có biện pháp quản lý đàn tốt.
10. Cải tạo sinh thái.
11. Có kế hoạch dùng thuốc chặt chẽ.
12. Tăng cường kiểm soát sát sinh, xử lý chặt chẽ các cơ quan có mầm bệnh và các gia súc bệnh.