PHÒNG CHỐNG BẰNG VACCINE:

Một phần của tài liệu Bài giảng về ký sinh trùng (Trang 51 - 52)

V. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT KHÁC:

B. PHÒNG CHỐNG BẰNG VACCINE:

Vaccine chống ký sinh không có hiệu quả bằng vaccine chống vi khuẩn virus. Do tính chất của ký sinh rất đa dạng, do trong quá trình phát triển phải trải qua nhiều giai đoạn, luôn luôn lột xác, sự đinh vị của ký sinh cũng đa dạng hơn, do tính chất miễn dịch của ký sinh là miễn dịch mang trùng, miễn dịch phần lớn là ở giai đoạn ấu trùng nên hiệu quả của vaccine kém. Việc sử dụng chưa được rộng rãi, việc sản xuất vaccine gặp khá nhiều phức tạp. Ngay cả những nguyên bào cũng có khả năng thay đổi kháng nguyên, hấp thụ kháng nguyên của cơ thể gia súc lên bề mặt và khả năng bắt chước kháng của cơ thể vật chủ. Việc sử dụng vaccine là xu hướng tiến bộ hiện nay nhằm ngăn chặn bệnh ký sinh. Kỹ thuật sản xuất vaccine theo các hướng sau:

1. Dùng tia gamma làm yếu ấu trùng:

phương pháp nhằm làm cho ký sinh không đủ khả năng gây bệnh cho vật chủ đồng thời kích thích khả năng gây miễn dịch. Vaccine dạng này được sử dụng trên thị trường và gồm các dạng sau:

Vaccine chống Dictyocaulus viviparus D.filaria

Ansylostoma caninum

Ngoài ra còn có một số loại vaccine phòng chống các loại bệnh như Syngamus trachea, Ascaridia galli, Ascaris suum, Schistoma matheei ở cừu, Dirofilaria immitis, Brugia malayi, Eimeria tenella, E.mieschulzi ở chuột, Plasmodium faliiparum ở người. P.berghei ở chuột, Trypanosoma brucei evanis, Babesia bovis, B.divergens, v.v…

2. Nuôi cấy liên tục qua môi trường tổ chức tế bào:

Dùng các môi trường tổ chức nuôi cấy nhiều đời sẽ làm giảm độc lực của mầm bệnh, sau đó chích hoặc cho gia súc ăn. Vaccine dạng này đã làm cho tình trạng bệnh lý giảm nhưng vaccine không có hiệu quả. Vaccine dạng này gồm có: Theileria parva.

3. Dùng độ nóng sản xuất vaccine:

sử dụng độ nóng 40oC - 45oC sẽ làm giảm khả năng gây bệnh của Oocyst. Khi cho gia cầm ăn sẽ tạo được trạng thái miễn dịch. Vaccine dạng này gồm Eimeria ở gia cầm, E.mieschuzul ở chuột.

4. Vaccine độc lực cao:

Dùng các loại mầm bệnh có độc lực gây bệnh cho gia súc, hoặc lấy máu từ vật mắc bệnh gây nhiễm cho động vật cảm thụ khác. Sau 3-5 ngày sau khi gây nhiễm dùng thuốc đặc hiệu trị bệnh sẽ gây được đáp ứng miễn dịch tốt. Một

số loại ký sinh đường máu dùng loại vaccine này như Trypanosoma, Babesia và Theileria.

5. Vaccine chết :

Vaccine dạng này ít được sử dụng, có đáp ứng miễn dịch với Protozoa và Metazoa ở dạng đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào. Việc sử dụng dung dịch chất của Onchosphere có tác dụng chống lại sự xâm nhiễm của Onchosphere lần sau. Vaccine dạng này được dùng trong các bệnh do Taenia ovis và Leishmania donovani.

6. Vacccine vi khuẩn :

Do phải sử dụng một số lượng lớn ấu trùng hay mầm bệnh để sản xuất kháng nguyên, người ta có thể tổng hợp những kháng nguyên có cấu trúc tương tự như kháng nguyên của ký sinh nhờ đó gây được đáp ứng miễn dịch cho vật chủ. Một hướng khác dùng gen mật mã protein của Eimeria ở gia cầm đưa vào tế bào vi khuẩn. Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn tạo vaccine chống bệnh cầu trùng ở gà.

7 . Vaccine qua kỹ thuật di truyền :

Dùng kỹ thuật di truyền để tổng hợp kháng nguyên.

Để tạo cá thể mới có sức đề kháng với bệnh như ở Plasmodium.

Một phần của tài liệu Bài giảng về ký sinh trùng (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)