0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Các giải pháp chính nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY (Trang 31 -38 )

thi đua lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc. Sau mỗi đợt thi đua có sơ kết rút kinh nghiệm, bình xét đơn vị và cá nhân xuất sắc để động viên khen thưởng kịp thời nhằm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Tổng công ty giao trước ít nhất 10 ngày. Công ty xây dựng những gương người tốt việc tốt những tập thể, cá nhân có thành tích điển hình làm nòng cốt phát huy nội lực trong công ty để mọi người noi theo. Hoạt động phong trào CNVC từ năm 2007 đến năm 2010 của công ty đòi hỏi phải có chuyển biến mạnh tạo cho đơn vị sức sống mới trên tinh thần đoàn kết, hợp tác trên dưới một lòng giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Xây dựng bầu không khí ấm áp, đoàn kết phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của công ty đề ra ngay từ những ngày đầu mới hợp nhất.

3.2 Các giải pháp chính nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. công ty.

Trước khi tìm hiểu về các giải pháp mà công ty áp dụng trong thời gian tới chúng ta sẽ xem xét thêm về đặc điểm, tình hình thị trường đã và có thể vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới: Cạnh tranh vẫn diễn ra hết sức khốc liệt. Tình hình chính trị các khu vực vẫn tiềm ẩn bất ổn và xung đột. Chi phí nguyên nhiên liệu như bông, xơ, dầu, hoá chất, sợi tổng hợp diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng gây khó khăn cho nền kinh tế nước ta nói chung và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh nói riêng. Chi phí ngân hàng đặc biệt về lãi suất USD, VNĐ sẽ tăng nên ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh. Nhiều công ty đã chuyển sang cổ phần hoá nên yêu cầu trong kinh doanh chặt chẽ và khắt khe hơn. Do vậy, việc phát triển thị phần của công ty sẽ gặp khó khăn.

Việt Nam đến nay đã chính thức trở thành viên của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và tham gia WTO sẽ góp phần làm cho hệ thống chính sách pháp

luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh yên tâm đầu tư và làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó sẽ tăng khả năng thu hút vốn, công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý và gia tăng thương mại đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Như vậy, khi trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ mở ra một thị trường lý tưởng cho thương mại Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên sẽ có không ít những thách thức mà cả nền kinh tế và cả lĩnh vực xuất khẩu phải đối mặt khi tham gia tổ chức này.

Để việc tham gia WTO một cách chủ động, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau:

- Chuẩn bị các chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho có khả năng tận dụng hiệu quả nhất các cơ hội xuất khẩu nhờ việc gia nhập WTO tạo ra.

- Nghiên cứu đầy đủ các cam kết gia nhập và các thông lệ quốc tế có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh để tránh những sai sót không đáng có trong hội nhập.

- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho từng giai đoạn và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đối phó trong những tình huống bất lợi.

- Xác lập kế hoạch xúc tiến thương mại và dự kiến hướng tiếp cận các thị trường xuất khẩu sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Trước tình hình trên không chỉ riêng ngành Dệt May mà công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May bắt đầu bước vào cuộc công ty đã có các giải pháp cho riêng mình để hoàn thành kế hoạch đề ra đó là:

Thứ nhất: Đối với Xuất Khẩu.

Để mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu công ty sẽ đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp (FOB), chú trọng phát triển các mặt hàng ngoài lĩnh vực Dệt May như Cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, sản phẩm nhựa. Bên cạnh đó, các phòng nên cử một số cán bộ trẻ, biết ngoại ngữ và biết cách tìm hiểu, xử lý các thông tin trên mạng liên quan đến các vấn đề như: Xu hướng hàng hoá, nhu cầu hàng hoá trên thị trường để

chuẩn bị cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của công ty.

Thứ hai: Đối với thị trường nội địa.

Rà soát lại khách hàng cũ, tổ chức chăm sóc và khai thác các nhu cầu mới của họ từ đó tìm các nguồn cung cấp cho phù hợp đạt chất lượng và hiệu quả cao. Phát triển mạnh Trung tâm thiết kế mẫu để nghiên cứu nhu cầu thời trang quốc tế và nội địa, sản xuất và tiêu thụ trên thị trường nội địa, tham gia các hội chợ xây dựng thương hiệu cho công ty nhất là trong tình hình hiện nay khi mà công ty mới được hợp nhất thì việc quảng bá thương hiệu lại càng rất quan trọng. Trung tâm thiết kế mẫu nên có kế hoạch mỗi tháng, quý thiết kế mẫu mới và định giá chào hàng, các mẫu có thể là tự thiết kế hoặc làm theo yêu cầu của các phòng Kinh doanh và của khách hàng.

Thứ ba: Giải pháp về cơ cấu mặt hàng của công ty.

Đối với mặt hàng xuất khẩu: Công ty vẫn tập trung vào hai mặt hàng chính là khăn bông và hàng Dệt May, riêng hàng may mặc có hai phương thức là làm gia công thì công ty cố gắng duy trì tìm thêm khách mới đặt hàng và phương thức bán FOB thì công ty đẩy mạnh hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã mới, tính giá cả hợp lý để có thể chào hàng với giá cạnh tranh.

Đối với mặt hàng kinh doanh nội địa: Công ty duy trì các mặt hàng hiện đang kinh doanh như: Bông, tơ, hoá chất, thuốc nhuộm. Bên cạnh đó kinh doanh mặt hàng công nghệ cao, quần áo đồng phục, thiết bị may, đặc biệt triển khai bán hàng FOB nội địa và triển khai việc kinh doanh mặt hàng mới.

Đối với mặt hàng nhập khẩu: Công ty theo dõi sát biến động giá nguyên liệu máy móc trên thị trường để nhập khẩu cho các công ty Dệt được giá cạnh tranh. Đồng thời công ty cần nắm bắt nhu cầu thiết bị của các nhà máy kể cả mới và thay thế, tìm nguồn khách hàng cung cấp uy tín với giá cạnh tranh và tiếp tục mở rộng khách hàng để tăng doanh thu.

Thứ tư: Đối với công tác chính trị.

hợp đồng thời chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, điều hành uyển chuyển không cứng nhắc và công ty nên tập trung vào các mũi đột phá của mình hơn là đầu tư dàn trải vào tất cả các phòng ban trong công ty nhưng cần phải tăng cường phối hợp giữa các phòng, các bộ phận để tạo sức cạnh tranh bởi vì để tạo ra sản phẩm cho XK và nội địa thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm nguyên phụ liệu, Trung tâm thiết kế mẫu và các phòng kinh doanh.

KẾT LUẬN

Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường XK các mặt hàng mà đất nước có thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, may mặc, giầy dép, thủ công mỹ nghệ, các hàng hoá sử dụng nhiều lao động bởi vì các doanh nghiệp XK không chỉ XK sang các nước, khu vực đã ký kết các điều ước song phương, đa phương mà có thể XK hàng hoá sang tất cả các nước trên thế giới. Trong đó phải kể đến mặt hàng Dệt May-một mặt hàng trước kia bị bó buộc bởi hạn ngạch nhưng khi gia nhập WTO các nước thành viên sẽ không được áp dụng hạn ngạch đối với Dệt May Việt Nam. Ngoài ra thành viên của WTO cũng không được áp dụng tự vệ đối với hàng Dệt May Việt Nam. Bên cạnh các cơ hội ngành Dệt May Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức: một sân chơi rộng lớn thì sẽ không thể tránh khỏi phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh thậm chí Hàng dệt may VN sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà bởi hàng Trung Quốc (TQ), Ấn Độ và Pakistan sau khi thuế nhập khẩu 50% đối với hàng may mặc và 40% đối với vải được giảm xuống 10-15%. Trước sức ép cạnh tranh đó ngành Dệt May nên chú trọng nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm bằng cách tăng cường đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội địa và tiếp tục vận động chính quyền Mỹ sớm chấm dứt chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành Dệt May Việt Nam cũng như áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Trước tình hình thực tế đó các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam nói chung cũng như công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May cần tìm hiểu và chuẩn bị các kế hoạch kỹ lưỡng để có thể hạn chế những khó khăn, thách thức ở mức tối thiểu và tận dụng được những cơ hội trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế.

Phương hướng lựa chọn đề tài:

Hiện nay khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới(WTO), cơ hội nhiều nhưng không phải không có thách thức, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Dệt May đều phải đối mặt với nhiều yêu cầu rất khắt khe của các đơn hàng về giá cả, chất lượng, mẫu mã… nhất là đối với thị trường EU hàng Dệt May Việt Nam phải cạnh tranh rất lớn với hàng Dệt May của Trung Quốc do TQ, Ấn Độ… Trong các mặt hàng Dệt May thì hàng may mặc xuất khẩu sang EU có kim ngạch lớn nhất. Trước tình hình đó, để các doanh nghiệp dệt may có thể cạnh tranh được nhất là về mặt hàng may mặc thì cần phải có giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bởi vậy, em đã chọn 1 trong 2 hướng đề tài:

Đề tài 1: Giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khấu sản phẩm Dệt May của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO

Đề tài 2: Giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trương EU.

Từ đó áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành Dệt May Việt Nam nói chung, trong đó có công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May.

Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài( tập I, II) Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thị Hường

2. Giáo trình kinh doanh quốc tế (tập I, II) Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thị Hường

3. Giáo trình Marketing quốc tế Tác giả: PTS Nguyễn Văn Cao

4. Các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006) 5. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=36236 Việt Nam gia nhập WTO: Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu? (Nguồn: Bộ Thương mại)

6. http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/dndnnkh/2006/12/16496.ttvn

Ngành Dệt May - Ba cái lợi khi Việt Nam gia nhập WTO Nguồn CNTT số tháng 11/2006 (trang 4)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY (Trang 31 -38 )

×