Phương hướng phát triển của công ty từ năm 2007 đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Tổng quan về công ty sản xuất nhập khẩu dệt may (Trang 29 - 31)

Trước thuận lợi và khó khăn trên, kế hoạch kinh doanh của công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May trong 4 năm từ năm 2007 đến năm 2010 được thể hiện rất rõ nét qua bảng số liệu sau:

Bảng 9: Kế hoạch kinh doanh của công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May 2007-2010

ĐVT: triệu USD

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Dthu không có VAT 48,125 52,5 57,5 63,125

2 K.N xuất khẩu 9,530 11,321 14,365 16,589

3 K.N nhập khẩu 25,000 26.980 28,231 30,123

(Nguồn: kế hoạch kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2010) Đối với người lao động: Cần nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, về ngoại ngữ cho CBCNV trong công ty. Công ty dự kiến số lượng phân bổ đào tạo hàng năm ở các lứa tuổi là: Dưới 30 tuổi bồi dưỡng đào tạo 10%, từ 30 tuổi đến 35 tuổi bồi dưỡng đào tạo 20%, từ 35 đến 40 tuổi bồi dưỡng đào tạo 10%.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu:Tăng cường hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế, tiếp tục khai thác tốt thị trường hiện có và mở rộng khai thác các thị trường mới nhưng cần phải phân định rõ đâu là thị trường chính.

Thực hiện chiến lược tăng trưởng gắn liền với hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, bố trí khai thác tối đa năng lực hiện có, phát huy được các thế mạnh của mình, ổn định và phát triển khách hàng truyền thống đặc biệt là khách hàng xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực kinh doanh: Mở rộng ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới nhưng không phải kinh doanh một cách dàn trải tất cả các mặt hàng mà nên tập trung một số sản phẩm mũi nhọn.

Kế hoạch cổ phần hoá: Thực hiện tốt kế hoạch cổ phần theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đồng thời triển khai và quản lý, khai thác có hiệu quả Trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu được Tập đoàn giao.

Đối với công tác phong trào thi đua trong công ty.

Về phương hướng hoạt động phong trào Công nhân viên chức (CNVC) trong những năm tới được công ty xác định rất rõ đó là ngoài việc chấp hành thực hiện thật tốt Đường lối của Đảng, chế độ chính sách của Nhà nước Công nhân viên chức cần phải luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định quy chế của Tổng công ty và công ty đề ra, thực hiện quy chế dân chủ của công ty. Về thị trường tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận. Động viên CNVC trong đơn vị phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Tổng công ty giao. Chăm lo vật chất và tinh thần cho CNVC tăng thu nhập hàng tháng và duy trì tổ chức sinh nhật cho CNVC. Duy trì chế độ làm việc 40h/tuần, đảm bảo trong công tác có năng suất chất lượng và hiệu quả. Động viên và quan tâm kịp thời đến CNVC có hoàn cảnh khó khăn.

Căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, Công đoàn cùng chuyên môn nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định, quy chế cho phù hợp góp phần phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân công ty lập kế hoạch cụ thể từng quý trong năm, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nhằm giảm đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực, không để bất cứ trường hợp nào làm thất thoát tài sản, tiền hàng của Nhà nước thuộc phạm vi công ty quản lý. Khi tiến hành kiểm tra phải nhanh, chính xác, có cơ sở pháp lý để báo cáo với Lãnh đạo công ty xử lý giải quyết kịp thời. Về công tác từ thiện ngoài việc thực hiện đầy đủ chỉ đạo của chính quyền và Công đoàn Tổng công ty về công tác từ thiện, những năm tiếp theo công ty tiếp tục tiến hành làm tốt công tác từ thiện, chăm sóc

người có công với Cách mạng, ủng hộ quỹ vì người nghèo, góp phần xây dựng, giảm khó khăn trong cộng đồng. Về công tác thi đua khen thưởng Công đoàn

Một phần của tài liệu Tổng quan về công ty sản xuất nhập khẩu dệt may (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w