Chọn lựa xung

Một phần của tài liệu giáo trình điện tử hạt nhân (Trang 135 - 137)

L ời nĩi đầu

2. Phương pháp thiết kế bộ ghi-đo và xử lí tín hiệu

2.8. Chọn lựa xung

a. Ngưỡng

DPP sử dụng ngưỡng để nhận dạng xung trong cả hai kênh nhanh và chậm với các ngưỡng độc lập, mặt khác do tạp âm trong kênh nhanh thường cao hơn và chỉ xác lập ngưỡng trên mức tạp âm là tốt nhất, vì vậy ngưỡng sẽ khác nhau trong hai kênh. DPP dùng ngưỡng kênh chậm để nhận dạng các sự kiện được cộng vào phổ lưu, các sự kiện nào cĩ biên độ thấp hơn ngưỡng dưới bị bỏ qua, nghĩa là chúng khơng đĩng gĩp vào phổ lưu, như vậy ngưỡng kênh chậm tương đương với bộ phân biệt ngưỡng dưới (LLD).

Ngưỡng kênh nhanh cũng hoạt động như LLD và được dùng cho một vài chức năng sau:

- Tốc độ sự kiện vượt ngưỡng nhanh là phép đo tốc độ đếm xung vào (ICR) của DPP,

- Logic loại bỏ chồng chập (PUR) nhận dạng các sự kiện chồng chập trong kênh chậm nhưng được tách trong kênh nhanh,

- Việc phân biệt thời gian tăng (RTD) sử dụng biên độ tín hiệu kênh nhanh để đo dịng tại thời điểm ban đầu của xung.

Việc xác lập ngưỡng thích hợp là rất quan trọng nhằm nhận được việc thực thi hiệu quả nhất từ DPP, mà trong nhiều trường hợp các ngưỡng chỉ nên được xác

lập trên mức tạp âm, và phần mềm chuyên dụng MCA bao gồm chức năng ‘chỉnh tự động’ để xác lập các ngưỡng này.

b. Chống chồng chập

Mục đíchcủa logic chống chồng chập (PUR) là phải xác định được hai xung liên tiếp kề nhau cĩ bị chồng lên nhau hay khơng, nghĩa là xung kế tiếp cĩ xuất hiện trên nền đuơi xung trước đĩ hay khơng. PUR của DPP sử dụng kệ thống “nhanh-chậm”, trong đĩ các xung được xử lí bởi kênh hình thành nhanh đồng thời với kênh chậm hơn (kênh chính) và cả hai kênh này đều thuần số.

Về nguyên tắc kĩ thuật tương tự như mạch hình thành xung truyền thống, nhưng mạch chống chồng chập và thời gian chết của DPP trong quá trình hoạt động cĩ nhiều điểm là khác nhau, do đĩ việc thực hiện các chức năng sẽ hiệu quả

hơn ở các tốc độ đếm cao, mà trước hết sự đối xứng của xung hình thành cho phép thời gian chết và khoảng chồng chập là ngắn hơn, đồng thời khơng cĩ thời gian

chết kết hợp với việc số hố và thu nhận đỉnh chỉ phụ thuộc sự hình thành xung.

a)

b)

Hình 5.12:Các đường dao động kí minh hoạ thời gian chết và chức năng thực hiện chống chồng chập.

Hình 5.12 biểu thị hoạt động của thiết bị đối với các xung xuất hiện gần nhau, trong đĩ hình 5.12a biểu diễn hai sự kiện tách biệt nhau nhỏ hơn thời gian tăng của tín hiệu hình thành xung, trong khi hình 5.12b biểu diễn hai xung tách biệt nhau hơi dài hơn thời gian tăng. Trên hình 5.12a biểu diễn xung ngõ ra bao gồm tổng của hai xung và các sự kiện được đánh giá là bị chồng chập.

Tuy nhiên, các ngõ ra bộ tiền lọc tương tự trong 5.12a là tách biệt, đối với xung gần tam giác, hiệu ứng chồng chập chỉ xảy ra khi hai sự kiện được tách biệt nhỏ hơn thời gian đạt đỉnh, trong trường hợp đĩ đỉnh đơn lẻ được quan sát cho hai sự kiện đĩ. Thời gian giữa hai sự kiện được sử dụng trong DPP cho cả thời gian chết và chống chồng chập là tổng của thời gian tăng và thời gian phân giải của khe nằm cạnh đỉnh. Nếu hai sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian này và việc chống chồng chập bị cấm thì giá trị chồng chập đơn lẻ thuộc phổ. Nếu sự chống chồng chập được phép khi hai sự kiện được tách biệt lớn hơn độ phân giải cặp xung kênh nhanh (120 ns) và nhỏ hơn thời gian giữa hai sự kiện này thì cả hai sự kiện đều bị loại bỏ khỏi phổ, các sự kiện vượt quá ngưỡng trong kênh nhanh luơn lật trạng thái logic chống chồng chập.

Một phần của tài liệu giáo trình điện tử hạt nhân (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)