Câu 47: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có
1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một
loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A.Bbbb B. BBbb C.Bbb D. BBb
Câu 48: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn có số lượng kiểu hình: 600 cây hoa đỏ; 100
cây hoa hồng; 300 cây hoa trắng. Biết gen A qui định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Tỉ lệ cây hoa hồng sau hai thế hệ tự thụ phấn là
A. 0,3375. B. 0,025. C. 0,6625. D. 0,445.
Câu 49:Các bộ ba khác nhau bởi: 1.Số lượng nuclêôtit; 2.Thành phần nuclêôtit; 3. Trình tự các nuclêôtit; 4. Số lượng liên kết photphodieste. Câu trả lời đúng là:
A.2và 3. B. 1, 2 và 3. C.1 và 4. D.3 và 4. Câu 50: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết ?
A. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ NST lưỡng bội (2n)
của loài đó.
B. Liên kết gen hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau.C. Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết. C. Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết. D. Liên kết gen hoàn toàn làm tăng tần số biến dị tổ hợp.
B.Theo chương trình nâng cao (10 câu từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51. Khi nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá do virus gây ra, người ta làm thí nhiệm sau:
Trộn vỏ prôtein của chủng virut A và lõi axit nucleic của chủng virut B thu được chủng virus lai AB có vỏ chủng A và lõi của chủng B. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc
A. chủng A và chủng B. B. chủng A. C. chủng AB. D. chủng B.
Câu 52. Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ?
I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. I, III, IV, II. B. I, II, III, IV. C. II, I, III, IV. D. II, I, IV, III.
Câu 53: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương tự. C. cơ quan tương đồng. D. phôi sinh
học.
Câu 54: Ở thỏ, màu lông được di truyền do dãy 3 alen: C – quy định màu xám tuyền, Ch: lông trắng điểm đen, c: lông bạch tạng với C > Ch > c và các gen nằm trên các NST khác nhau. Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen C, Ch, c. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của alen C là
A. p2 + pr + pq. B. p2 + qr + pq. C. p2 + 2pq. D. p2 + pr.
Câu 55: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit
A trong vùng điều hòa của gen. B trong các đoạn êxôn của gen. C trên ADN không chứa mã di truyền. D trong vùng kết thúc của gen. C trên ADN không chứa mã di truyền. D trong vùng kết thúc của gen. Câu 56: Nhận xét nào sau đây đúng:
1.Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đọan phát triển phôi thai. 2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các lòai về cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β -Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là bằng chứng tế bào học.
4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là bằng chứng phôi sinh học.
5. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc bằng chứng sinh học phân tử. Chọn:
A. 1,2,3,4. B.1,2,4,5. D.1,4,5. C.2,4,5.
Câu 57: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn)
được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật tác động nào của gen đã cho phối sự hình thành màu lông của chuột?
A. Tác động cộng gộp của các gen không alen.
B.Cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng.