Khe hở phóng điện

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và năng suất gia công trong gia công cắt dây tia lửa điện thép 9crsi sau khi tôi (Trang 57 - 58)

- Khoảng cách xung to: là khoảng thời gian giữa hai lần đóng ngắt của máy phát giữa hai chu kỳ phóng tia lửa điện kế tiếp nhau, t o còn được gọi là độ kéo dà

2.6.5Khe hở phóng điện

Các yếu tố Ui, Ie, ti, t0 chỉ có ảnh hưởng tới yếu tố phóng tia lửa điện, còn với tia lửa điện như thế để bóc đi một lượng phôi là nhiều hay ít phụ thuộc vào khe hở phóng điện. Vấn đề chính là làm sao để có duy trì được khe hở tới ưu đó. Việc đó thường được thể hiện bằng sự điều khiển khe hở phóng điện.

- Để đo được khe hở phóng điện người ta thực hiện việc đo điện áp phóng điện Ue. Nếu Ue càng tăng thì khe hở phóng điện càng tăng và ngược lại.

- Điện áp khe hở (Ue) và khe hở phóng điện. Để duy trì một chiều rộng khe hở phóng điện là hằng số thì điện áp khe hở giữa hai điện cực và phôi cần phải được điều chỉnh.

Hệ điều chỉnh được cài sẵn để biết chính xác điện áp khe hở nào ứng với khe hở rộng bao nhiêu. Vì vậy với việc điều chỉnh điện áp khe hở cũng như đo được độ chính xác điện áp khe hở thì hệ điều chỉnh cân so sánh số liệu đo được với một giá trị chuẩn và điều chỉnh điện áp khe hở cho phù hợp để có được khe hở phóng điện là không đổi.

Khi vận hành máy các thông số Ui, Ie, ti, t0, đã được lựa chọn phù hợp với nhu cầu gia công. Hệ điều khiển sẽ tự động điều chỉnh khe hở để phù hợp với bước của dòng điện và Uz, đó là trên lý thuyết. Tuy nhiên trên thực tế gia công các rãnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

sâu cần có khe hở phóng điện lớn hơn lý thuyết một chút để các phoi bị ăn mòn có thể bị thổi ra khỏi khe hở phóng điện do đó thường khe hở phóng điện này được đặt trước khi gia công.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và năng suất gia công trong gia công cắt dây tia lửa điện thép 9crsi sau khi tôi (Trang 57 - 58)