II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TST.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC.
2.1. Thay đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty theo hướng phục vụ các ngành sản xuất trong nước. phục vụ các ngành sản xuất trong nước.
Trong tình hình hiện nay, việc nhập khẩu hàng hoá phục vụ tiêu dùng không có khả năng phát triển được nữa mà phải giảm dần vì sản xuất trong nước đã gần như thay thế được hàng nhập ngoại. Ngược lại, trước yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá, sản xuất trong nước đòi hỏi phải nhập khẩu rất nhiều vật tư, máy móc, thiết bị cần thiết có chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến mà trong nước không có khả năng tự cung cấp. Vì vậy, nếu Công ty không thay đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu cho phù hợp với yêu cầu đó thì hàng hoá của Công ty sẽ không thể tiêu thụ được hoặc có tiêu thụ được thì rất
chậm và như vậy Công ty không còn khả năng cạnh tranh và không thể tiếp tục tồn tại được trên thương trường.
Mặt hàng nhập khẩu của Công ty cần phải được thay đổi về cơ cấu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Mặt hàng cần phải được chú trọng nhất đó là nguyên liệu, vật tư, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là những ngành kinh tế đang phát triển mạnh và có nhu cầu về nguyên liệu, vật tư, thiết bị rất lớn để phục vụ cho việc phát triển đồng bộ các ngành sản xuất trong nước trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Mặt hàng truyền thống của Công ty từ trước đến nay là phương tiện vận tải và xe máy cùng với hàng tiêu dùng như linh kiện điện tử, thiết bị nội thất, đồ gia dụng... chỉ được coi là mặt hàng tạm thời trong thời gian đầu, nay cần phải giảm xuống vì nhu cầu thị trường về những mặt hàng này ngày càng trở nên bão hoà, nếu tiếp tục nhập khẩu nhiều sẽ không tiêu thụ được.
Điều chủ yếu là phải lựa chọn những mặt hàng khác nhau với xu hướng biến động khác nhau để lập kế hoạch mặt hàng. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch kinh doanh, nhiều khi mặt hàng thay đổi không đúng theo kế hoạch do nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường, vì vậy Công ty cần luôn luôn có những chiến lược dự phòng cho trường hợp này. Chẳng hạn như, khi mới thành lập Công ty xác định mặt hàng kinh doanh nhập khẩu tạm thời là xe máy, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng nhưng về lâu dài thì Công ty tập trung chú ý xây dựng điều kiện để phát triển mặt hàng nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hoá chất cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu.
Để thực hiện việc thay đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, Công ty cần tiến hành một số điều chỉnh có tính chất khả thi trên cơ sở điều kiện và khả năng của mình. Việc thay đổi cơ cấu mặt hàng tuy có gây cho Công ty một số khó khăn và bỡ ngỡ xong do khi mới bắt đầu đi vào hoạt động, Công ty đã
tính chất chiến lược lâu dài, từ đó có những kế hoạch hợp lý. Cụ thể là, chẳng hạn như với mặt hàng xe máy, ôtô Công ty luôn xác định đây chỉ là mặt hàng tạm thời lúc bắt đầu xâm nhập thị trường, trong tương lai mặt hàng chính của Công ty sẽ là hoá chất, vật tư, thiết bị, máy móc dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu. Để chuẩn bị việc mua bán và tiêu thụ mặt hàng này, Công ty đã tiến hành liên doanh liên kết với một số công ty, xí nghiệp hoá chất trong địa bàn Hà Nội cũng ở một số tỉnh lân cận. Nhờ đó khi bắt đầu nhập mặt hàng hoá chất, vật tư, thiết bị Công ty đã trở thành bạn hành cung cấp nguyên vật liệu tin cậy của các công ty, xí nghiệp này. Đến lúc này, một vấn đề mới nảy sinh là tuy đã tạo được một thị trường tiêu thụ từ các đơn vị liên doanh liên kết, xong nếu chỉ dựa vào các bạn hàng này thì không thể nâng cao doanh thu vì thế Công ty phải tiến hành một số biện pháp mở rộng thị trường (như đã nêu ở phần II1).
2.2. Nâng cao công tác quản lý hoạt động kinh doanh.
Thực trạng hiện nay của Công ty là vốn ít, thiếu cán bộ chuyên môn giỏi... trong khi đòi hỏi của cơ chế kinh doanh mới là phải không ngừng nâng cao và mở rộng, đầu tư kỹ thuật mới vào sản xuất, lắp ráp hàng hoá, kinh doanh phải năng động, hiệu quả, thích ứng với cơ chế thị trường. Tăng cường cơ sở vật chất và hệ thống kinh doanh của Công ty mà thực chất là đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, khắc phục những gì còn tồn tại.
a. Về vốn:
Để phát triển được nguồn vốn một cách có hiệu quả Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán quản lý tài chính, tín dụng, hối đoái của Nhà nước mà trước tiên là Công ty phải hoàn thành các loại thuế phải nộp.
- Tính toán khả năng lỗ lãi, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh cũng như dự tính trước được những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.
- Kết hợp chặt chẽ sự vận động của vốn và hàng hoá lưu thông. - Tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá.
- Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi an toàn tránh được tình trạng ứ đọng vốn hay dây dưa trong thanh toán tiền hàng.
- Tận dụng vốn của chủ đầu tư trong nhập khẩu uỷ thác bằng cách yêu cầu họ chuyển tiền đúng hạn. Như vậy sẽ tiết kiệm được tiền của Công ty tập trung vào các dự án nhập khẩu tự doanh. Tuy nhiên cần áp dụng linh hoạt với từng đối tượng bạn hàng để tăng sức mạnh trong cạnh tranh.
- Rút ngắn hợp lý quá trình thực hiện hợp đồng: tìm đối tác cung cấp, ký kết hợp đồng, thời gian giao hàng... nhằm tăng số vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Cần quản lý tốt lượng hàng hoá dự trữ, thanh lý kịp thời những hàng hoá ứ đọng, hàng tồn kho để giải phóng vốn.
Ngoài ra, Công ty nên giao vốn cho từng phòng, từng chi nhánh để họ thực hiện chế độ tự hạch toán, tự cân đối đồng thời có kế hoạch giám sát, kiểm tra chi tiết. Điều này sẽ giúp cho các phòng, các chi nhánh chủ động hơn trong kinh doanh, đồng thời sẽ làm giảm gánh nặng quản lý cho các phòng ban khác, tránh được sự lơi lỏng trong quản lý tài chính và thắt chặt hơn mức độ trách nhiệm của từng thành viên đối với tài sản và nguồn vốn của Công ty.
Ngoài công việc khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn hiện có của Công ty, ban lãnh đạo cần có những biện pháp năng động huy động vốn cho hoạt động kinh doanh như:
- Tích cực đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức tài chính như quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng phát triển Châu Á... nhằm tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi
- Ưu tiên trích lợi nhuận thu được từ hoạt động để tăng nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
b) Về cơ sở vật chất.
Cần nâng cấp sửa sang cửa hàng để thu hút khách hàng, đầu tư mở rộng hệ thống các cửa hàng, đại lý, hệ thống bảo hành...
- Mở rộng thêm các điểm bán hàng ở các khu vực có dân cư đông đúc, nhất là ở vùng ngoại thành Hà Nội, chú ý nơi có nhu cầu gia tăng để tiêu thụ hàng hoá, đồng thời trang bị lại các phương tiện bán hàng như: tủ hàng, quầy hàng...
- Đầu tư và tăng cường công nghệ mới cho dây chuyền lắp ráp xe máy dạng CKD, tiến tới lắp ráp để tạo ra một lượng hàng hoá ổn định cho nguồn hàng kinh doanh.
c) Về lao động.
- Công ty phải nhanh chóng thay đổi hoàn thiện cơ cấu cán bộ cho từng cấp và từng chức danh. Việc đổi mới cán bộ phải tập trung trước hết vào các khâu quản lý, các bộ phận xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh trực tiếp, tăng cường cán bộ lãnh đạo có năng lực nghiệp vụ. Giảm bớt những bộ phận lao động không cần thiết hoặc hoạt động không có hiệu quả.
- Thường xuyên đôn đốc quản lý hoạt động của các đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập để không xảy ra các vi phạm chính sách đáng tiếc gây thất thoát vốn.