TỚI.
Tiếp tục đầu tư có hiệu quả hơn nữa cho sản xuất với lưu thông hàng hoá theo hướng hợp tác phát triển liên doanh, liên kết. Mở rộng quy mô kinh doanh, quy mô ngành hàng theo hướng đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá ngành hàng. Các mặt hàng xuất nhập khẩu phải hỗ trợ nhau theo hướng đồng bộ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, kết hợp giữa kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị máy móc với hàng tiêu dùng, vừa tận dụng được nguồn lực vừa phân tán rủi ro.
Bằng tất cả những biện pháp nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, mở rộng đầu mối tiêu thụ, để mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đẩy mạnh các dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất trong nước, đi sâu vào mục đích cung cấp vật tư thiết bị, nguyên vật liệu cho nhu cầu trong nước, từng bước phải tiến tới cân bằng kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch nhập khẩu.
Tiếp tục khai thác mạnh hơn nữa nguồn hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và các nước ASEAN, đồng thời thâm nhập và mở rộng thị trường EU, tìm cách khôi phục thị trường Đông Âu. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết sản xuất, vừa mở rộng phương thức kinh doanh, vừa tạo được đầu mối tiêu thụ lâu dài hàng hoá nhập khẩu của Công ty. Tiếp tục liên kết nhập khẩu nguyên liệu làm hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dệt may.
Thay đổi cơ cấu mặt hàng hợp lý: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ trước đến nay là ôtô, xe máy nhưng đây chỉ là những mặt hàng có tính chất tạm tời khi Công ty mới đi vào hoạt động và trong thời gian tới, sản xuất trong nước sẽ thay thế nhập khẩu. Vì vậy, chiến lược kinh doanh của Công ty trong tương lai là trước mắt vẫn khai thác hai mặt hàng này nhưng phải chuyển đổi dần dần sang nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị. Nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng phải giảm xuống hơn nữa, chỉ nhập những mặt hàng thiết bị văn phòng cao cấp do vẫn có nhu cầu lớn. Bên cạnh đó, tìm kiếm, phát hiện những nhu cầu mới về hàng hoá nảy sinh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được để có sự bổ sung kịp thời, nắm bắt một cách nhanh chóng thời cơ nhằm thu lợi nhuận cao.
Bố trí sắp xếp mạng lưới tiêu thụ nhập khẩu, tăng thêm những điểm bán lẻ đi sâu vào thị trường trọng điểm từng vùng, từng ngành, vừa đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu vừa cung cấp được thông tin cơ bản về thị trường. Để từ đó, Công ty có thể nghiên cứu, phân tích lập kế hoạch chính xác, phù hợp. Đây là cơ sở vững chắc để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ. Tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác quản lý và điều hành kinh doanh. Thông qua đòn bẩy kinh tế, khoán cụ thể để khuyến khích cán bộ công nhân viên chủ động hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị trực thuộc, cửa hàng, trạm sửa chữa bảo hành... thực hiện các biện pháp thưởng phạt vật chất cụ thể để nâng cao trách nhiệm và khuyến khích người lao động.
Mục tiêu lâu dài của Công ty là mở rộng quy mô kinh doanh với chiến lược cụ thể là đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, xác định rõ mặt hàng chủ lực trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cho phù hợp với nhu cầu hiện
trọng hoạt động xuất nhập khẩu, luôn luôn đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thị trường với tiềm năng của Công ty để có những điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, từ đó, góp phần vào nội dung yêu cầu tăng trưởng chung của các ngành kinh tế. Tình hình trong nước, tuy mức lạm phát không cao nhưng giá cả hàng hoá không ổn định, quản lý thị trường còn lỏng lẻo, nhu cầu hàng hoá cũng không ổn định. Chính vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, Công ty Dịch vụ Du lịch và thương mại TST cần phải có những biện pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, cụ thể và thiết thực.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TST.