Các phương pháp phát hiện di căn xa

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng ung thư phổi ở bệnh nhân cao tuổi (Trang 66 - 108)

- Di căn hạch: hạch ngã ba khí quản, hạch cựa khí quản, hạch

4.2.2. Các phương pháp phát hiện di căn xa

Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện các di căn xa của u trong ổ bụng, MRI sọ não, xạ hình xương toàn thân là những phương pháp cận lâm sàng thăm dò di căn xa của bệnh nhân. Trong nghiên cứu chúng tôi số lượng bệnh nhân làm các thăm dò này còn hạn chế (bảng 3.16). Siêu âm ở bụng chỉ có 52/91 (57,1%).

Phát hiện tổn thương di căn 3/52 bệnh nhân (5,8%) trong đó có 2 bệnh nhân di căn gan và 1 bệnh nhân di căn thượng thận. Có 25/91 (27,5%) bệnh nhân làm MRI sọ não. Trong số đó phát hiện 2/25 trường hợp có di căn lên não. Số bệnh nhân được đo xạ hình xương toàn thân là 24/91. Tuy nhiên đã phát hiện được 8/24 (33,3%) bệnh nhân có di căn xương. Chỉ có1 bệnh nhân được chụp PET – CT và đã phát hiện di căn cả xương và gan. Kết quả này cũng tương tự ghi nhận của Trần Hoàng Thành cho thấy di căn xương hay gặp nhất chiếm tới 1/3 số ca có di căn [25].

Lê Hoàn nghiên cứu trên 69 BN phát hiện 31,9% bệnh nhân có di căn xa [9]. Trần Nguyên Phú phát hiện 32,1% bệnh nhân bị di căn xa [67].

Theo Bilgin S. và Cs (2002), nghiên cứu 90 bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ, tác giả ghi nhận 25,5% bệnh nhân có di căn xa trong đó di căn não: 13,3%, di căn xương: 10%, di căn gan: 5,6%, di căn tuyến thượng thận: 5,6% [78].

Việc phát hiện di căn xa với tỷ lệ khá cao cho thấy UTP là bệnh lý tiến triển âm thầm, rất nhiều trường hợp hoàn toàn không có dấu hiệu lâm sàng nhưng khi phát hiện bệnh thì cũng đã thấy các tổn thương di căn.

4.2.3. Nội soi phế quản

Nội soi phế quản là một kỹ thuật thăm dò xâm nhập cho phép đánh giá hình thái bên trong của cây phế quản. Trong UTP, nội soi phế quản cho phép đánh giá sự xâm lấn hay lan tỏa của u trong lòng phế quản. Các tổn thương có thể gặp ở UTP khi soi phế quản là: dạng u sùi, dạng thâm nhiễm, dạng phù nề, dạng loét - chảy máu và dạng đè ép từ ngoài vào làm hẹp lòng phế quản. Với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, vai trò của nội soi phế quản trong chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán giai đoạn UTP ngày càng quan trọng [41], [42, [43].

Theo bảng 3.17 có 69 bệnh nhân được tiến hành nội soi phế quản chiếm 75,8%. Kết quả nội soi phế quản cho thấy số bệnh nhân có tổn thương u chít hẹp (24,6%), tiếp đến là dạng thâm nhiễm sùi (17,4%) và dạng viêm mủ phế quản (13,1%). Trong khi đó có 21/69 (30,4%) không thấy tổn thương trong lòng phế quản.

Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh, Hoàng Hồng Thái, Chu Thị Hạnh [12].

Kết quả này có thấp hơn so với nghiên cứu của Ngô Quý Châu nghiên cứu 598 bệnh nhân có 337 bệnh nhân được nội soi phế quản trong đó tổn thương thâm nhiễm sùi là 44,8%, phù nề chít hẹp 30,27% [8]. Bùi Thương Thương (1994) nghiên cứu 150 bệnh nhân cho thấy u sùi 52,81%, thâm nhiễm 29.9% [75]. Các tổn thương được ghi nhận nhiều nhất ở thùy dưới phổi trái: 13,3% và thùy trên phổi phải: 11,6%, (bảng 3.18). Tổn thương ít gặp nhất ở phế quản gốc ở cả 2 phổi: 3,3%. Theo Nguyễn Quang Đợi thùy trên trái 27,6%, thùy trên phải 18,4% [70]. Theo ghi nhận Hoàng Hồng Thái u thùy trên phổi phải: 26,89% [10]. Sự khác nhau này có thể do số bệnh nhân nghiên cứu khác nhau. Qua nội soi phế quản đã sinh thiết tổn thương và sinh thiết xuyên vách phế quản cho kết quả xác định ung thư phổi 30/69 (43,5%).

Theo Đồng Khắc Hưng (1995), qua sinh thiết phế quản đối với UTP trung tâm: tỷ lệ dương tính là 77,9%; UTP ngoại vi: tỷ lệ dương tính 58,1%. Cũng theo tác giả này, sinh thiết phế quản có độ nhạy 74,2%, độ đặc hiệu 71,4% [45].

4.2.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm

Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để xác định ung thư. Một tổn thương phổi chỉ được xác định là UTP khi có đầy đủ bằng chứng về mô bệnh học.

Chính vì vậy trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ lựa chọn những bệnh nhân có kết quả MBH là ung thu phổi. Tùy theo đặc điểm lâm sàng tình trạng bệnh nhân cho phép mà chúng tôi tiến hành các thủ thuật khác nhau để xác định chẩn đoán. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 18/91 (19,8%) bệnh nhân làm sinh thiết màng phổi và 43/91 (47,3%) bệnh nhân sinh thiết xuyên thành ngực để chẩn đoán xác định ung thư phổi. Nếu chưa có chẩn đoán hoặc còn nghi ngờ tiến hành sinh thiết lần 2. Vì vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp sinh thiết màng phổi 2 lần và 2 trường hợp sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính lần 2 (4,7%). Theo Đoàn Thị Phương Lan (2002) nghiên cứu trên 30 bệnh nhân đám mờ ở phổi tỷ lệ sinh thiết xuyên thành ngực lần 2 là 6,7% [47].

Phần lớn các kết quả tế bào học không cho phép định týp ung thư, chỉ có mô bệnh học mới đánh giá chính xác các týp UTP. Đánh giá mô bệnh học UTP là vô cùng quan trọng vì hiệu quả với các phương pháp điều trị và tiên lượng của mỗi týp mô bệnh là khác nhau.

4.2.5. Kết quả giải phẫu bệnh

Từ kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi là loại ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất (72,5%), tiếp đến là UTBMV (13,15%), ung thư biểu mô tế bào nhỏ (7,7%).

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả, đều ghi nhận UTBM tuyến là dạng ung thư phổ biến nhất.

Lê Hoàn (2010) UTBM tuyến 65,2% và UTBM vảy 24,6% [9].

Lê Tuấn Anh (2013) nghiên cứu 1158 bệnh nhân tại Trung tâm Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh nhận định tỷ lệ UTBM tuyến chiếm nhiều nhất 64,3% [13].

Nguyễn Quang Đợi (2002)UTBM tuyến 56,2%, UTBM vảy 23,1% và UTTB nhỏ 14% [70].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác ghi nhận của Lê Trung Thọ nghiên cứu 415 bệnh nhân tỷ lệ UTBM vảy là 39,97% còn UTBM tuyến chỉ có 29,16% [79].

Tham khảo các nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi cũng thấy rằng ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy là 2 dạng tổn thương hay gặp nhất.

Yang P và Cs (2005) nghiên cứu trên 5628 BN UTP tại Mayo Clinic từ 1997 đến 2003 ghi nhận tỷ lệ UTBM tuyến chiếm 45,3%, UTBM vảy là 23,7%, UTBM tế bào lớn là 2,8%, u Carcinoid là 2,8% [68].

Funakoshi Y và Cs (2008) nghiên cứu trên 4556 BN UTP tại Nhật Bản cũng cho thấy UTBM tuyến chiếm 52,7%, UTBM vảy chiếm 32,3% [80].

Hee Sun P và Cs (2007) nghiên cứu 1341 BN UTP tại Bệnh viện Đại học quốc gia Chungnam - Hàn Quốc lại thấy, UTBM vảy chiếm tỷ lệ cao nhất (39,1%), tiếp đến là UTBM tuyến (32,1%) [69].

Prasad R và Cs (2010) cũng có những ghi nhận tương tự, UTBM vảy là 47,3%, UTBM tuyến là 13,8% [81]. Việc xác định chính xác tổn thương mô bệnh học sẽ giúp các nhà lâm sàng lựa chọn các phương phác điều trị phù hợp cho từng giai đoạn bệnh.

4.2.6. Đánh giá giai đoạn bệnh theo TNM 2009

Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân là xét nghiệm thăm dò di căn xa còn hạn chế. Những bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chúng tôi tiến hành phân loại TNM dựa vào lâm sàng, hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản cũng như hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang kết quả thu được ở bảng 3.21 cho thấy có 84 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được xếp giai đoạn theo phân loại giai đoạn UTP không tế bào nhỏ của Tổ chức Y tế Thế gới lần thứ 7 năm 2009 đã ghi nhận hầu hết bệnh nhân đến khám và phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn: 47,7% bệnh nhân ở gia đoạn IV và 17,9% bệnh nhân đã ở vào giai đoạn IIIb. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác:

Theo Lê Hoàn nghiên cứu 69 bệnh nhân giai đoạn IIIb và IV là: 46% [8]. Tác giả Lê Tuấn Anh (2013) nghiên cứu 1158 bệnh nhân UTP ở Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn III và IV tương ứng là 38,8% và 50,3% [13].

Theo Yang P. và Cs (2005), nghiên cứu trên 5628 BN UTP tại Mayo Clinic cho thấy ung thư giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất (34,9%), giai đoạn III là 30,3%, giai đoạn II là 8,4% và giai đoạn I là 26,4% [68].

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn đôi chút so với các tác giả khác phải chăng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người từ 60 tuổi trở lên, mà bệnh ung thư phổi lâm sàng đôi khi rất nghèo nàn, triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ví dụ như lao phổi, viêm phổi cho nên đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn mặc dù bệnh nhân đến khám trước 3 tháng chiếm tới trên 80%.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tiến hành trên 91 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán UTP tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch mai từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2013, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng:

- Ung thư phổi trên NCT phổ biến hơn ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ = 2/1. - Độ tuổi thường gặp nhất: 60 - 69 tuổi: 51,6%.

- Tỷ lệ có hút thuốc chung 61,5%, nam có hút thuốc lá 90,2%, nữ hút thuốc 3,3%.

- Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh ung thư: 27,5%

- Triệu chứng lâm sàng: đau ngực chiếm 46,2%, khó thở 34,1% và ho khan 23,1%, ho có mủ 22,0%, ho máu 12,1%, hội chứng 3 giảm 27,5%.

2. Đặc điểm cận lâm sàng:

- X quang: u phổi phải gặp nhiều hơn 47,2%, phổi trái 39,6%. Đám mờ như viêm phổi gặp nhiều nhất 28,6%.

- CLVT: u thùy trên phổi phải 23%, thùy trên phổi trái 14%. Kích thước khối u thường gặp 3 - 5 cm 41,8%. U đơn độc 27,5%, 72,5% u kết hợp tổn thương khác.

- NSPQ: U chít hẹp thường gặp: 24,6%, tiếp đến là dạng thâm nhiễm sùi 17,4%. Vị trí tổn thương thùy dưới phổi trái 13,3% và thùy trên phổi phải 11,6%. Tổn thương ít gặp nhất ở phế quản gốc 3,3%.

- Kết quả MBH: UTBMTchiếm tỷ lệ cao nhất 72,5%, tiếp theo là UTBMV 13,2% và UTTBN 7,7%.

- Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn muộn tương đương giai đoạn IV và IIIb lần lượt là 47,7% và 17,9%.

KIẾN NGHỊ

Nên tầm soát sàng lọc ung thư phổi ở những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, cũng như những bệnh nhân trong gia đình có người thân cùng huyết thống bị ung thư.

Định kỳ 6 tháng kiểm tra sức khỏe một lần bằng phương pháp chụp CLVT ngực nếu các biểu hiện đau ngực, ho khan…

Động viên bệnh nhân cũng như gia đình tiếp tục điều trị để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi.

1. Alexandre K (1999), “Active ageing makes differen”, Bulletin of

WHO, p 78(4): 299.

2. Ủy ban các vấn đề xã hội - Văn phòng Quốc hội (1999), “Thêm năm

tháng vào cuộc sống và thêm cuộc đời vào năm tháng sau này” Bản tin: Vấn đề dân số hôm nay, Diễn đàn các Đại biểu dân cử về dân số và phát triển, số 1.

3. Ngô Quý Châu (2010), “Ung thư phổi tiên phát - Bệnh Hô Hấp”, NXB

Giáo dục 2010, tr. 219 - 265.

4. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu, (2011), “Hướng dẫn chẩn đoán

và điều trị bệnh nội khoa”, NXB Y học 2011, tr. 387 - 389.

5. American Cancer Society (2007), “Global Cancer Facts & Figures

2007”.

6. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong, (2009), “Dịch tễ học bệnh ung

thư”, NXB Y học, tr. 11 - 19.

7. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Viết Nhung, Phạm Hoàng Anh và Cs, (1996) “Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều tra bệnh ung thu phổi

nguyên phát. Áp dụng phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam”. Tổng hội y dược học Việt Nam, Hội lao và bệnh phổi, Hà Nội, tr. 13 - 34. 8. Ngô Quý Châu (2001), “Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của 598

bệnh nhân UTP nguyên phát tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (từ 1996-2000)”, Công Trình NCKH Bệnh viện Bạch Mai Tập 1, tr. 305 - 315. 9. Lê Hoàn (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và

bước đầu áp dụng phân loại TNM 2009 cho ung thư phổi nguyên phát tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội 2010.

- Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2006 - 7/2007”, Kỷ yếu các công trình NCKH - Bệnh viện Bạch Mai, Volum 1 Hà Nội 2008, tr. 201 - 206. 11. Bùi Xuân Tám, Tô Kiều Dung và Cs (1996), “Tổng kết nghiên cứu

về lâm sàng, X quang phổi chuẩn và các kỹ thuật xâm nhập chẩn áp dụng khoa học kỹ thuật phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam”, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Hội lao và bệnh phổi, Viện lao và bệnh phổi. Hà Nội, tr. 43 - 80.

12. Nguyễn Hải Anh, Hoàng Hồng Thái, Nguyễn Quỳnh Loan, Chu Thị Hạnh

(2004), “Tình hình ung thư phổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1991 - 2000”, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai 2003 - 2004, tr. 443 - 450.

13. Lê Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng (2013), “Đặc điểm lâm sàng

và điều trị của 1158 bệnh nhân ung thư phổi tại Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy”, Y học thực hành. 8(8)7869.

14. Cù Xuân Thanh, Tô Kiều Dung, Nguyễn Việt Cồ (2000), “Tìm hiểu

đặc điểm lâm sàng ung thư phổi nguyên phát ở người có tuổi”, Tạp chí y học. 6(383), tr. 7 - 10.

15. American Cancer Society (2007), “Cancer Statistics 2007”, CA

Cancer J Clin.

16. American Cancer Society (2010), “Cancer Facts&Figures 2010”.

17. American Cancer Society (2010), “Cancer Statistics 2010”, CA Cancer J Clin.

18. American Cancer Society (2013), “Global Cancer Facts & Figures

2013”.

19. Kthryn E., et al. (2000), “Epidemiology of lung cancer”, Textbook of

21. Ngô Quý Châu (2002), “Ảnh hưởng của hút thuốc lá chủ động và thụ

động lên sức khoẻ", Thông tin Y học lâm sàng. NXB Y học, 6, tr. 18 - 21. 22. Doll R, Peto R (1978), “Cigarette smoking and bronchial

carcinoma: dose and time relationships among regular smokers and lifelong non-smokers”, Journal of Epidemiology and Community Health. 32, pp. 303 - 313.

23. Coyle YM, Minahjuddin AT, Hynan LS, Minna JD. (2006). “An

ecological study of the association of metal air pollutants with lung cancer incidence in Texas”.J Thorac Oncol. 1(7). 54 - 61.

24. Albert RK, Spiro SG, and Jett JR. (2008), “Clinical Respiratory

Medicine”, 3rd Ed., Philadelphia, PA 19103 - 2899.

25. Trần Hoàng Thành (2009), “Những bệnh lý hô hấp thường gặp”, Tập

2, NXB Y học 2009, tr. 86 - 140.

26. Nguyễn Duy Huề, Phạm Minh Thông, (2008), “Chẩn đoán hình ảnh”,

NXB giáo dục Việt Nam 2008, tr. 161 - 168.

27. Jannette C, Eric SJ (2008), “Neoplasma of the lung”, Chest

Radiology: the esentials, 2nd Ed.

28. Munden RF (2005), “Imaging of the Patient with Non–Small Cell

Lung Cancer”, Radiology. 237, p. 803 - 818.

29. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phương, (2011), “CT ngực”, NXB Y học

2011, tr. 181 - 191

30. Glazer HS (1985), “Pleural and Chest Wall Invasion in Bronchogenic

Carcinoma: CT”, Radiology 157, pp. 191 - 194.

31. Bonomo L (1996), “Lung cancer staging: the role of computed

tomography and magnetic resonance imaging”, Eur J Radiol. 23(1), pp. 35 - 45.

Rev Respir Dis 141, pp. 1096 - 1101.

33. Dillemans B (1994 ), “Value of computed tomography and

mediastinoscopy in preoperative evaluation of mediastinal nodes in non- small cell lung cancer ”, Eur J Cardio-thorac Surg 8, pp. 37 - 42.

34. Laurent F, Montaudon M và Corneloup O ( 2006), “CT and MRI of

Lung Cancer ”, Respiration. 73, pp. 133 - 14229.

35. Kernstine KH. (1999), “PET, CT, and MRI With Combidex for

Mediastinal Staging in Non-Small Cell Lung Carcinoma”, Ann Thorac Surg 68, p. 1022 - 1028.

36. Darling G (2009), “PET - CT compared to invasive mediastinal

staging in non-small cell lung cancer (NSCLC)”, Journal of Clinical Oncology. 27(15S), p. 7575.

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng ung thư phổi ở bệnh nhân cao tuổi (Trang 66 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w