Những tồn tại trong cán cân thanh toán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN ở VIỆT NAM năm 2012 (Trang 31 - 32)

Năm 2012, một số khoản cấu thành trong cán cân thanh toán vẫn thâm hụt như cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập đầu tư, cán cân tài sản khác. Bên cạnh đó, một số khoản năm 2012 có thặng dư lớn nhưng có thể sang năm 2013 sẽ không đạt được như vậy, thậm chí có thể thâm hụt. Trong đó, một số điểm rất đáng lưu ý: Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2012 xuất siêu nhưng theo kế hoạch năm 2013 lại nhập siêu do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn nhiều so với nhập khẩu.

Về xuất nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn do thâm hụt thương mại về dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm… và dù có xuất siêu về dịch vụ du lịch nhưng cũng không bù đắp được.

Về vay và trả nợ gốc, kể cả trung dài hạn và ngắn hạn, hiện tại có thặng dư, nhưng có một số điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Việt Nam có tỷ lệ nợ nước ngoài không cao nhưng phần trả nợ gốc đã chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vay mới (khoảng 80%), tức là vay mới nếu trừ đi trả nợ gốc chỉ còn 20% được sử dụng, có nghĩa thặng dư trong cân đối vay và trả nợ sẽ không còn lớn; thứ hai, khi Việt Nam chuyển sang nước có thu nhập trung bình, ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn sẽ giảm; thứ ba, hiệu quả đầu tư có tầm quan trọng trong sử dụng nợ nhưng chưa cải thiện nhiều.

Trong ngắn hạn 2013, với diễn biến như hiện tại, tỷ giá vẫn có xu hướng duy trì ổn định. Tuy nhiên trong dài hạn, việc neo giữ tỷ giá cố định quá lâu sẽ gây khó khăn cho khu vực xuất khẩu do vậy áp lực phá giá vẫn có thể xảy ra.

CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN ở VIỆT NAM năm 2012 (Trang 31 - 32)