Đầu tư trực tiếp (FDI):

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN ở VIỆT NAM năm 2012 (Trang 25 - 27)

Giảm về lượng nhưng có dấu hiệu chuyển biến về chất.

Nhìn chung bức tranh tổng thể FDI của năm 2012 mặc dù có sự sụt giảm cả về số vốn thu hút và giải ngân, tuy nhiên xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn thì những thành quả đạt được cũng không quá bi quan. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng số vốn FDI giải ngân trong năm 2012 đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% so với mức 11 tỷ USD của năm 2011. Tổng số vốn FDI đăng ký mới đạt 13 tỷ USD, bằng 84,7% so với mức 15,3 tỷ USD của năm ngoái. Đáng chú ý, số vốn đăng ký cấp mới có sự sụt giảm

mạnh (35%) chỉ đạt xấp xỉ 8 tỷ USD trong khi số vốn đăng ký tăng thêm lại có diễn biến hoàn toàn trái ngược khi tăng tới gần 60% (đạt 5,1 tỷ USD) so với năm 2011. Diễn biến này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang có các dự án hoạt động tại Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.Trong khi đó, việc thu hút nhà đầu tư mới sụt giảm trong năm 2012 có thể sẽ ảnh hưởng tới số vốn FDI thực hiện trong những năm sắp tới.

Về cơ cấu, FDI đăng ký trong năm 2012 tiếp tục có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi dòng vốn có xu hướng chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến- chế tạo (tăng mạnh từ 48% trong năm 2011 lên 70% trong năm 2012). Ngược lại, lĩnh vực bất động sản và xây dựng ngày càng bớt hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi mục tiêu thu hút FDI không chỉ nằm ở khía cạnh vốn mà còn ở khả năng học hỏi, tiếp nhận công nghệ từ phía các doanh nghiệp FDI.

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu FDI năm 2012

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN ở VIỆT NAM năm 2012 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)