CÁC NƯỚC
4.1.Thuế và lạm phát ở Việt Nam
Đối với Việt Nam có 2 điểm quan trọng nhất là kiểm soát thu nhập và thông qua đó áp thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, Việt Nam kiểm soát thu nhập rất kém đây chính là vấn đề cần phải khắc phục làm trước khi bàn đến việc tính thuế suất TNCN như thế nào.
Đối với vấn đề mức như thế nào thì đủ sống, ở các nước họ cũng đưa ra một ngưỡng tính thuế như mức tiền lương tối thiểu hay là một mức tuyệt đối nào đó, song xem ra lại không phù hợp với Việt Nam. Bởi, đặc trưng của kinh tế Việt Nam là lạm phát liên tục và khá cao.
Điều này còn quan trọng hơn ở Việt Nam bởi thực tế xuất phát điểm của kinh tế Việt Nam thấp, vì vậy không thể lấy một mốc thu nhập nào đó ví như năm 2000 là tốt mà phải vươn lên.Vì vậy ngoài việc điều chỉnh tương đối theo lạm phát còn phải điều chỉnh theo hướng tuyệt đối nhằm nâng cao hơn mức sống cho người dân.
Trong số các giải pháp về tài chính thì việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế quan đã được minh chứng là có hiệu quả nhất trong việc kiềm chế lạm phát và bình ổn giá cả. Cụ thể, Việt Nam đã áp dụng chính sách thuế để kiểm soát lạm phát như sau:
4.1.1. Miễn, giảm thuế nhập khẩu
Khi giá của một số hàng hoá tăng, giải pháp của Chính phủ nhiều nước sử dụng đầu tiên là giảm thuế suất thuế nhập khẩu một cách phù hợp. Việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tác động tức thời đến giá bán của các mặt hàng này trên thị trường, giảm thuế suất thuế nhập khẩu sẽ làm cho giá bán của hàng hóa đó ở tại Việt Nam giảm, kích thích tiêu dùng trong nước. Cụ thể, Việt Nam đã miễn thuế nhập khẩu nhiên liệu cho máy bay, xăng dầu cho hãng hàng không.
4.1.2. Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
Năm 2008, Việt Nam có mức lạm phát lên tới 19,89% khiến người nộp thuế gặp vô vàn khó khăn. Trước tình hình đó, để kích cầu tiêu dùng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 32 ngày 16/9/2009, trong đó miễn thuế toàn bộ thuế TNCN phải nộp từ ngày 1/1/2009 đến ngày 30/6/2009 cho các đối tượng.
Sang năm 2010 và 2011, lạm phát tiếp tục phi mã (CPI tương ứng 11,75% và 18,12%). Sự ảnh hưởng mạnh mẽ này đã khiến 6/8/2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân từ tháng 8 đến hết tháng 12/2011. Theo đó, người nộp thuế không có người phụ thuộc có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng được miễn hoàn toàn số thuế phải nộp.
4.1.3. Giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%, vì cắt giảm thuế nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để khuyến khích, thu hút đầu tư. Điều chỉnh thuế suất là ưu đãi theo diện rộng và sẽ đi đôi với hạn chế ưu đãi theo diện hẹp, khắc phục tình trạng dàn trải, phức tạp trong chính sách hiện hành, giảm thuế sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu song có thể bù lại bằng tăng trưởng kinh tế.
Bộ Tài chính đã có văn bản cho phép 6 doanh nghiệp ngành hàng, gồm sản xuất linh kiện điện tử; chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may và da giày được gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm bớt khó khăn.
Theo đó, số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn tính từ quý 3 và quý 4 năm 2008 tạm tính trên thu nhập từ các hoạt động sản xuất chế biến nói trên.
Thời gian gia hạn nộp thuế không quá ngày 29/4/2009 đối với số thuế tạm tính của quý 3/2008, và không quá ngày 30/7/2009 đối với số thuế tạm tính của quý 4/2008.
Đây là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp sau khi các kiến nghị về việc được giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được các hiệp hội ngành hàng gửi lên các bộ, ngành liên quan trong thời gian qua.
Để thực hiện thu ngân sách năm 2011 vượt tối thiểu 7-8% so với nhiệm vụ thu mà Quốc hội đã quyết định, ngành thuế tập trung thực hiện 07 nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Một là, căn cứ vào chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách năm 2011 Tổng cục Thuế đã giao tại Quyết định số 179/QĐ-TCT ngày 21/2/2011, cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ giao kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ phấn đấu thu năm 2011 cho từng phòng, chi cục thuế thực hiện, đồng thời có kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu đã được giao phấn đấu.
Hai là, Phối hợp với các ngành, các cấp giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho DN trong sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, vững chắc. Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, tăng năng lực sản xuất mới, ổn định thị trường, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Ba là, rà soát, đánh giá các nguồn thu, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là các nguồn thu không ổn định, làm rõ các khoản thu, sắc thuế còn thất thu, các nguồn thu còn tiềm năng. Đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu đối với các khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản, tài nguyên khoáng sản...
Bốn là, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ hồ sơ khai thuế đúng hạn 100% so số cần phải kê khai nghĩa vụ thuế theo chế độ quy định; Đồng thời, giám sát chặt chẽ người nộp thuế, xử lý nghiêm các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp;
Năm là, tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm hạn chế nợ mới phát sinh. Trong 6 tháng đầu năm 2011 thu tối thiểu 90% số
nợ thuế có khả năng thu năm 2010 chuyển qua và đảm bảo đến cuối năm số nợ thuế ở mức dưới 4% tổng thu ngân sách.
Sáu là, Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, có số hoàn thuế GTGT lớn,...
Bảy là, Đẩy mạnh cải cách hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ; thực hiện triển khai mở rộng dịch vụ đăng ký thuế, khai thuế điện tử; triển khai mở rộng hệ thống nhận tờ khai thuế qua mạng và kê khai thuế trực tuyến, nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, kết nối thông tin giữa 4 ngành thuế - hải quan - kho bạc - tài chính, trên cơ sở đó giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của cả cơ quan thuế và người nộp thuế, cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế.
Những đối tượng mà ngành thuế đặc biệt quan tâm để thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách trong năm 2011 là các DN có dấu hiệu chuyển giá của các công ty đa quốc gia; các DN, cơ sở kinh doanh lỗ liên tục (từ 2 năm trở lên); DN lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh; DN có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu, DN có số hoàn thuế GTGT lớn, DN hưởng ưu đãi thuế.
Đối với các DN có vốn đầu tư lớn trên địa bàn, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cục thuế các tỉnh báo cáo UBND tỉnh về kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế để UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện. Tổ chức kiểm tra thu kịp thời đối với những mặt hàng kinh doanh phát sinh lợi nhuận lớn do thu được từ việc sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trường như: thép, xi măng, kinh doanh dịch vụ;
Thu hồi kịp thời số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra vào ngân sách, phấn đấu số thuế truy thu thực nộp vào ngân sách trong kỳ qua thanh tra, kiểm tra thuế (trong phạm vi 90 ngày) đạt tối thiểu 80% số thuế phát hiện tăng thêm và xử lý vi phạm pháp luật thuế; Thực hiện thu kịp thời số tiền thuế truy thu theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành trong công tác điều tra, thanh tra, giám sát hoạt động của DN để chống trốn thuế, gian lận thuế như: phối hợp với cơ quan quản lý thị trường chống buôn lậu thuế, chống đầu cơ nâng giá thao túng thị trường và gây ra lạm phát; phối hợp với cơ quan công an để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp trốn thuế, các trường hợp vi phạm về hóa đơn chứng từ để chống thất thu ngân sách nhà nước.
4.2.Mối quan hệ giữa lạm phát và thuế ở các nước Châu Á
Châu Á hiện đang đạt mức tăng trưởng nhanh và nguy cơ đi cùng là lạm phát. Hai đầu tàu kinh tế khu vực là Ấn Độ và Trung Quốc đều đã và sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Các chính trị gia trong khu vực đã coi việc tăng giá dầu mỏ, thực phẩm chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, giá cả hiện đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi bùng nổ lạm phát năm 2008 và đe dọa một vòng xoáy lương - giá mới. Nếu không có hành động thì tác động của lạm phát sẽ sớm đặt dấu chấm hết cho tăng trưởng ấn tượng của châu Á.
Báo chí Anh dẫn phân tích của Tiến sỹ Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế cao cấp và hiện là Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế châu Á của Tập đoàn HSBC, cho rằng các chính sách tiền tệ theo khuôn khổ thông thường không còn tác dụng trong bối cảnh hiện nay.
Tăng lãi suất chỉ đơn giản là kéo thêm dòng vốn và khiến cho các điều kiện tài chính thêm bất ổn. Nâng giá trị đồng tiền ở một mức độ cần thiết là điều không thể chấp nhận được ở nhiều nước, chẳng hạn như Trung Quốc.
Vì thế, câu trả lời cho bài toán lạm phát là Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực là tăng các loại thuế và cắt giảm chi tiêu. Việc này sẽ làm giảm nhu cầu và cuối cùng là giảm các áp lực giá cả. Tuy nhiên, các chính phủ châu Á lại đang đi theo hướng ngược lại và đều có mức thâm hụt khá lớn. Các quan chức khắp khu vực đang chống đỡ bằng cách kiểm soát giá cả và trợ cấp để giảm tác động của lạm phát. Các biện pháp này rất tốn kém và không giải quyết được các vấn đề cốt lõi. Nông dân
sẽ không trồng thêm rau quả nếu giá cả nông phẩm của họ bị kiểm soát; những người có xe hơi sẽ không tiếp tục dùng xe nếu chi phí xăng dầu tăng mãi.
Tăng trưởng sẽ tiếp tục tăng mà không bị cản trở gì và cuối cùng là khiến giá cả ngày càng tăng. Do vậy, việc "siết chặt" những người đóng thuế, đặc biệt là những người giàu, là điều mà châu Á cần và hiện có ba sự lựa chọn trong việc tăng thuế:
Thứ nhất là tăng tỷ lệ áp thuế thu nhập. Việc tăng thuế này cần phải nhằm vào những hộ gia đình giàu có hơn. Rốt cuộc thì người nghèo hiện đang phải gánh chịu tác động của chi phí vận tải, giá lương thực tăng một cách bất cân xứng. Do đó, những người giàu, những người có mức tăng thu nhập ấn tượng, cần phải chia sẻ gánh nặng này với người nghèo. Một tỷ lệ thuế thu nhập cao hơn cũng sẽ giúp "làm mát" các thị trường bất động sản đang quá nóng của châu Á, vốn được coi là một nguồn khác của lạm phát.
Thứ hai là tăng các loại thuế bán hàng và thuế giá trị gia tăng (VAT) - hoặc đưa vào áp đặt loại thuế này ở những nơi chưa thực hiện. Việc này sẽ giúp tạm thời giảm lạm phát nhưng đồng thời cũng là công cụ hữu dụng để giảm tốc độ tăng trưởng của thương mại. Ấn Độ đã lên kế hoạch thực hiện bước đi này vào năm tới. Còn tại Trung Quốc, nguồn thu ngân sách từ việc tăng thuế VAT đối với các sản phẩm không thiết yếu có thể được chuyển cho các chính quyền địa phương, những nơi đang phải phụ thuộc vào việc phát triển bất động sản để có nguồn thu.
Thứ ba là tăng tỷ suất thuế doanh nghiệp. Việc này có thể được cơ cấu theo cách áp đặt một mức thuế tạm thời để ngăn cản các công ty đầu tư tràn lan trong các giai đoạn bùng nổ. Khi vượt qua thời kỳ này thì có thể bỏ loại thuế này để khuyến khích các doanh nghiệp, công ty tiếp tục đầu tư. Thay vì cùng nhau chạy đua thu hút đầu tư, các quốc gia khu vực châu Á cần phải sử dụng thuế doanh nghiệp như là một công cụ để đối phó với tình trạng biến động theo chu kỳ một cách thái quá trong hoạt động kinh doanh./.