Tác động của nghĩa vụ nộp thuế đến lạm phát:

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VÀ LẠM PHÁT

3.2. Tác động của nghĩa vụ nộp thuế đến lạm phát:

3.2.1. Thuế gây ra lạm phát

Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: • Tiền lương

• Thuế gián thu

• Giá nguyên liệu nhập khẩu.

Đây là loại chi phí đẩy, có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế, thường đi kèm suy thoái.

Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc. Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính sách thích ứng thì lạm phát trở nên không kiểm soát được.

Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đến đồng thời tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa. Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỷ lệ thuế trực thu

cao, có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát.

3.2.2. Thuế lạm phát

Chính phủ có thể tài trợ cho các khoản chi tiêu của mình bằng ba cách: • Tăng mức thu các loại thuế

• Vay tiền • In tiền.

Nguồn thu kiếm được từ việc in tiền được gọi là “thuế đúc tiền” (seigniorage). Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Pháp (seigneur - có nghĩa là lãnh chúa). Vào thời trung cổ, lãnh chúa nắm quyền đúc tiền trên lãnh địa của mình. Ngày nay, quyền này thuộc về chính phủ và đây cũng là một nguồn thu ngân sách.

Khi chính phủ in tiền để chi tiêu, mức cung tiền tăng lên. Sự gia tăng của mức cùng tiền đến lượt nó lại gây ra lạm phát. Vì vậy, việc in tiền để tạo nguồn thu cũng giống như áp dụng “thuế lạm phát”. Đây là loại “thuế” phi chính thức, không được luật định và chính phủ sử dụng khi không kiểm soát được thu chi dẫn đến thâm hụt ngân sách diễn ra nghiêm trọng, nhưng thường kéo theo những hậu quả nghiêm trọng khác.

Suy cho cùng, không ai nhận được chứng từ yêu cầu phải nộp loại thuế này – chính phủ chỉ in tiền khi cần. Vậy ai là người nộp loại thuế lạm phát này? Câu trả lời là người giữ tiền. Khi giá cả tăng, giá trị tiền thực tế của số tiền trong túi bạn giảm xuống. Khi chính phủ in thêm một số tiền mới để sử dụng, nó làm cho số tiền cũ trong tay dân chúng trở nên kém giá trị hơn. Như vậy, lạm phát chính là thuế đánh vào số tiền mọi người đang giữ.

Tiền gửi ngân hàng, vì chưa có thu thuế thu nhập (thuộc vào tiền gửi) nên chỉ có tác động thuế lạm phát như trên, chứ chưa có tác động từ chính sách thu thuế.

Mối liên hệ giữa thuế thu nhập và lạm phát, thì lạm phát cũng như là một đòn bẩy vào chính mức thuế thu nhập của người có thu nhập. Cụ thể môi trường lạm phát cao thì làm cho các khoản mất đi từ thuế có tác động lớn hơn rất nhiều so với môi trường lạm phát thấp (thuế trên thuế), cùng chi tiêu một tỷ lệ % số thu nhập có được, người thu nhập thấp sẽ thấy khó khăn hơn rất nhiều so với người có thu nhập cao. Chính vì vậy, giảm thuế trong môi trường lạm phát cao có tác dụng tích cực hơn nhiều về hỗ trợ mức sống, vừa hỗ trợ vốn cho việc tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đối với thị trường chứng khoán, với cùng một kỳ vọng sinh lợi, sẽ kích thích người ta đầu tư nhiều hơn hơn trước.

Trong số các giải pháp về tài chính thì việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế quan đã được minh chứng là có hiệu quả nhất trong việc kiềm chế lạm phát và bình ổn giá cả. “Độ trễ” của chính sách này được chứng minh là rất ngắn. Giải pháp này thường phát huy tác dụng ngay sau khi chính sách được ban hành.

Với bản chất là một sắc thuế gián thu, gánh nặng thuế chủ yếu do người tiêu dùng chịu, việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tác động tức thời đến giá bán của các mặt hàng này trên thị trường. Khi giá của một số hàng hoá tăng, giải pháp của chính phủ nhiều nước sử dụng đầu tiên là giảm thuế suất thuế nhập khẩu một cách phù hợp. Ngược lại, đối với hàng hoá nhà nước cần quản lý giá điều tiết về quan hệ cung cầu như xăng dầu, khi giá giảm thì việc tăng thuế nhập khẩu cũng được xem là giải pháp hữu ích. Việc này góp phần thực hiện được nhiều mục tiêu khác bên cạnh việc bình ổn giá như tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách phân phối và điều tiết tiêu dùng một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w