Năng suất lạc được quyết định rất lớn dựa vào số lượng hoa hữu hiệu trên cây và thời gian nở hoa. Động thái ra hoa là chỉ tiêu thể hiện mức độ biến động số lượng hoa nở trong ngày khi cây ở giai đoạn ra hoa, cho biết khoảng thời gian ra hoa và mức độ ra hoa tập trung trong thời kỳ này.
Lạc bắt đầu phân hóa mầm hoa từ rất sớm, ngay từ khi có 2 - 3 lá thật. Quá trình phân hoá mầm hoa kéo dài, vì vậy lạc ra hoa cũng kéo dài trong một thời gian nhất định. Thời gian ra hoa của lạc thường kéo dài từ 25 - 40 ngày tùy giống và điều kiện ngoại cảnh, cũng có khi lạc ra hoa kéo dài đến khi thu hoạch. Hoa thường nở vào buổi sáng sớm, khoảng từ 7 - 9 giờ sáng, tàn vào buổi chiều và mỗi ngày có một đợt hoa mới. Theo dõi động thái ra hoa tức là theo dõi số hoa nở trong ngày, mức độ hoa nở tập trung. Mức độ ra hoa tập trung của thời kỳ ra hoa rất có ý nghĩa, thời kỳ ra hoa thường có các đợt hoa rộ, có thể ra tới 70 - 90 % số hoa trên cây. Phần lớn các hoa nở vào thời kỳ này là các hoa hữu hiệu khả năng hình thành quả cao, quyết định năng suất thu hoạch. Theo dõi động thái ra hoa có thể xác định được các đợt ra hoa rộ, từ đó có biện pháp kỹ thuật hợp lý tác động để nâng cao tỷ lệ hoa hữu hiệu, hoa ra tập trung, số hoa nhiều và kết thúc ra hoa sớm là cơ sở cho năng suất lạc cao.
Nhìn vào bảng 4.6 cho thấy sau gieo 25 ngày thì tất cả các dòng giống đều đã có hoa nở. Giống S12, TB25, SD30 là các giống ra hoa sớm nhất (22 ngày sau gieo). Giống đối chứng 75/23 và L08 ra hoa muộn nhất (25 ngày sau gieo). Hầu hết các dòng, giống trong thí nghiệm đã ngừng ra hoa vào khoảng 45 ngày sau gieo, tuy nhiên có giống LCT1 kết thúc ra hoa rất muộn (49 ngày sau gieo). Các giống kết thúc hoa sớm là S12, L14, L15. Giống đối chứng 75/23 và giống L08 kết thúc ra hoa ở ngày 45 sau gieo.
Thời điểm ra hoa tập trung của các dòng, giống không hoàn toàn giống nhau, nhưng tập trung trong 2 khoảng thời gian từ 26 đến 31 ngày sau gieo và
từ 35 đến 39 ngày sau gieo. Trong giai đoạn hoa rộ, số hoa nở trung bình trên cây của mỗi dòng, giống biến động trong khoảng từ 1,60 đến 3,13 hoa/cây/ngày.
Kết thúc giai đoạn ra hoa, tổng số hoa nở trên cây của mỗi dòng, giống biến động trong phạm vi 32,80 – 44,40 hoa/cây. Trong đó cao nhất là giống LCT1 (44,40 hoa/cây), và thấp nhất là dòng D40 (32,80 hoa/cây). Giống đối chứng 75/23 đạt 38,93 hoa/cây. Các dòng, giống tham gia thí nghiệm còn lại đều có số hoa nở thấp hơn giống đối chứng trừ giống LCT1.
Từ kết quả nhận thấy các dòng giống trong thí nghiệm ra hoa tập trung, tổng số hoa/cây là khá cao.
Động thái ra hoa của các dòng, giống trong thí nghiệm được thể hiện rõ hơn qua hình 4.4.
Bảng 4.6: Động thái ra hoa và tổng số hoa nở của các dòng, giống (hoa/cây/ngày) Ngày sau gieo 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 Tổng 75/23 0,00 0,00 0,00 0,87 1,60 2,13 3,07 2,93 2,93 2,67 1,67 2,27 2,47 2,40 2,60 1,87 1,80 0,87 1,60 1,20 1,40 1,27 0,93 0,40 0,00 0,00 0,00 38,93 S12 0,47 0,60 1,60 1,33 1,87 2,73 3,20 2,80 2,20 1,73 0,67 0,93 2,47 2,80 2,20 1,53 1,13 1,07 1,00 0,93 0,33 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 33,60 D35A 0,00 0,40 1,00 1,73 1,80 2,13 2,67 3,07 2,93 2,33 2,00 1,87 0,93 0,73 1,60 2,53 2,33 1,87 1,40 1,60 1,20 0,67 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 36,80 D40 0,00 0,27 0,47 1,13 1,80 2,27 2,93 2,80 2,53 2,47 2,07 1,93 1,60 0,87 0,67 1,80 2,53 2,00 1,20 1,00 0,47 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 32,80 D43 0,00 0,47 0,73 1,20 1,73 2,40 2,93 2,47 2,07 1,93 1,93 1,67 0,67 0,93 1,87 1,93 2,47 1,93 2,13 1,27 0,53 0,40 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 33,67 D52 0,00 0,00 0,53 1,13 1,40 2,53 2,47 2,93 2,80 2,13 0,93 0,93 1,60 2,20 2,53 2,60 1,60 1,33 0,87 0,93 0,80 0,47 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 32,73 TB25 0,60 0,93 1,67 1,93 2,13 2,60 3,13 2,53 2,00 1,47 0,93 0,73 1,93 2,47 2,53 2,07 1,73 0,93 1,40 0,73 0,53 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 35,00 MD7 0,00 0,60 1,20 1,67 2,07 2,40 2,73 3,00 2,67 2,40 1,93 0,60 0,87 1,27 2,13 2,60 2,07 1,80 1,67 1,33 0,53 0,20 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 35,73 SD30 0,40 0,80 0,73 1,87 2,07 2,40 3,13 2,53 2,33 2,13 2,20 0,93 0,73 1,40 2,13 2,80 2,07 1,13 0,67 0,40 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 32,87 L08 0,00 0,00 0,00 0,87 1,60 2,20 2,60 3,13 2,53 2,80 2,13 1,60 0,93 0,80 1,40 2,13 2,60 2,47 2,60 1,27 1,33 1,47 0,93 0,40 0,00 0,00 0,00 37,80 L12 0,00 0,40 0,87 1,40 2,47 2,73 2,87 2,67 2,20 1,80 1,47 1,07 0,87 1,07 2,13 2,53 2,27 2,40 1,87 1,47 0,67 0,33 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 35,53 L14 0,73 1,27 2,07 1,93 2,33 3,13 2,60 2,33 2,13 2,07 1,87 0,80 0,93 2,00 1,87 2,53 1,60 1,00 1,13 0,73 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 35,07 L15 0,00 0,00 0,60 1,07 1,60 2,40 2,20 2,73 3,13 2,27 2,53 2,07 1,47 0,73 1,53 2,60 2,40 1,60 1,87 0,93 0,33 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 34,07 LCT1 0,00 0,47 0,60 1,60 1,40 1,93 2,40 2,07 3,07 2,13 2,47 1,93 0,73 1,27 1,00 1,60 2,60 2,67 2,27 1,60 2,00 1,13 1,33 0,60 0,80 0,40 0,33 40,40
4.2. Một số chỉ tiêu về sinh lý.
4.2.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá. (LAI)
Quang hợp quyết định 90 - 95 % năng suất cây trồng vì thế hoạt động quang hợp được coi là hoạt động sinh lý quan trọng nhất trong mọi hoạt động sống của cây trồng. Lá là nơi tiếp nhận ánh sáng mặt trời và là nơi thực hiện chức năng quang hợp để tạo ra chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan kinh tế tạo nên năng suất cho cây trồng. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá là hai chỉ tiêu quan trọng có liên quan chặt chẽ đến quá trình quang hợp.
Chỉ số diện tích lá (LAI) là tỷ lệ giữa số m2 lá trên một m2 diện tích đất
trồng. Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi cây lạc mọc mầm cho tới khi ra hoa, hình thành quả và sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch do các lá già trên cây rụng dần.
Diện tích lá là diện tích lá trên một cây, được xác định bằng dm2 lá/cây.
Diện tích lá tăng dần từ khi mọc tới thời kỳ hình thành quả, tương ứng với sự sinh trưởng của chiều cao thân. Thời kỳ sau ra hoa đến hình thành quả là thời kỳ thân cành phát triển mạnh đồng thời cũng là thời kỳ diện tích lá tăng nhanh nhất. Trong một giới hạn nhất định, khi diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng thì khả năng quang hợp của cây càng cao, sự tích lũy chất khô càng nhiều, năng suất càng cao. Nhưng nếu diện tích lá và chỉ số diện tích lá quá cao sẽ có hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau giữa các tầng lá trên cây, làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời của các tầng lá phía dưới, kéo theo lượng chất khô tích lũy trong cây cũng giảm. Vì vậy để nâng cao năng suất cây trồng thì một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng là xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, mật độ phù hợp để cây có diện tích lá và chỉ số diện tích lá tối ưu, giúp cây trồng sử dụng tối đa ánh sáng để tổng hợp các chất cần thiết, đảm bảo đạt năng suất cao và chất lượng tốt.
Theo dõi chỉ tiêu diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống tham gia thí nghiệm qua các thời kì thu được kết quả trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng, giống
Dòng,
giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả chắc
75/23 4,96cdef 1,74cde 10,52d 3,68cd 12,75cd 4,85e S12 4,35h 1,52g 10,38de 3,63cde 13,14bcd 4,99de D35A 5,10cde 1,78bcde 11,61ab 4,06b 14,15bcd 5,38bcd D40 5,26bc 1,84bc 11,76a 4,12b 12,54d 4,76e D43 4,87def 1,70def 8,14h 3,30fg 13,39bcd 5,09cde D52 4,51gh 1,58fg 7,90h 3,23g 16,31a 6,20a TB25 5,79a 2,03a 8,86g 3,53de 14,52b 5,70ab MD7 5,25bc 1,84bc 8,15h 3,28g 12,99bcd 5,20bcde SD30 5,20bc 1,82bcd 9,40f 3,75c 12,66cd 4,98de L08 5,17bcd 1,81bcd 8,74g 3,50ef 13,96bcd 5,59bc L12 4,76fg 1,67ef 7,98h 3,20g 13,31bcd 5,06de L14 5,43b 1,90b 10,01e 4,01b 12,80cd 4,86e L15 5,12bcd 1,79bcde 9,07fg 3,63cde 14,28bc 5,42bcd LCT1 4,79efg 1,68ef 11,04c 4,39a 14,19bcd 5,39bcd LSD0,05 0,33 0,13 0,43 0,17 1,71 0,52 CV% 3,9 3,8 2,7 2,7 7,4 5,9
Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy: qua 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả chắc thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá đều có sự khác biệt, trong đó diện tích lá và chỉ số diện tích lá có mối tương quan chặt chẽ nhau.
Thời kì bắt đầu ra hoa, diện tích lá của các giống biến động trong khoảng
dm2/cây), thấp nhất là S12 (4,35 dm2/cây). Giống đối chứng 75/23 đạt 4,96
dm2/cây. Các dòng, giống cao hơn đối chứng là D35A, D40, MD7, SD30, L08,
L14, L15. Các dòng, giống còn lại đều có diện tích lá thấp hơn giống đối chứng. Với mức ý nghĩa 5%, có các dòng, giống TB25, L14, D52, S12 là có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng. Các dòng, giống khác trong thí nghiệm đều không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.
Tương ứng với diện tích lá thì chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng giống
cũng biến động trong khoảng từ 1,52- 1,90 m2 lá/m2 đất, trong đó cao nhất là giống
TB25 (1,90 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất là giống S12 (1,52 m2 lá/m2 đất). Với mức tin cậy 95%, Các dòng, giống còn lại đều có diện tích lá thấp hơn giống đối chứng. Với mức ý nghĩa 5%, có các dòng, giống TB25, L14, D52, S12 là có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng. Các dòng, giống khác trong thí nghiệm đều không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.
Vào thời kì ra hoa rộ, cùng với sự phát triển của thân lá, diện tích lá của
các dòng giống cũng tăng lên, dao động trong khoảng 7,90 – 11,76 dm2/cây.
Trong đó cao nhất là dòng D40 với 11,76 dm2/cây, thấp nhất là dòng D52 với
7,90 dm2/cây. Giống đối chứng 75/23 có diện tích lá là 10,52 dm2/cây, nhỏ hơn
so với các dòng, giống D40, D35A, LCT1.
Ở độ tin cậy 95% có các dòng, chỉ có giống S12 là không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chưng, các dòng giống khác đều có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.
Thời kì này chỉ số diện tích lá của các dòng giống cũng tăng lên nhiều, đạt
từ 3,20- 4,39 (m2 lá/m2 đất), cao nhất là giống LCT1, thấp nhất là giống L12. Với
mức ý nghĩa 5%, các dòng, giống S12, TB25, SD30, L15 có sự sai khác không không có ý nghĩa so với đối chứng, các dòng giống còn lại đều có sự sai khác có ý nghĩa với đối chứng.
Theo đúng quy luật sinh trưởng phát triển, trong thời kỳ quả chắc cùng với sự phát triển mạnh của thân lá thì diện tích lá cũng tăng mạnh kéo theo chỉ số diện
tích lá cũng tăng lên. Diện tích lá biến động trong khoảng 12,54- 16,31 dm2/cây.
Trong đó cao nhất là D52 và thấp nhất là D40. Giống đối chứng có diện tích lá đạt
12,75 dm2/cây. Với mức ý nghĩa 5%, chỉ có dòng D52 và giống TB25 là có sự sai
khác có ý nghĩa so với giống đối chứng, các dòng, giống còn lại trong thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.
Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống giao động từ 4,76- 6,20 m2 lá/m2 đất, cao nhất vẫn là giống D52, thấp nhất vẫn là dòng D40. Giống đối chứng có chỉ số diện tích lá đạt 4,85 chỉ lớn hơn dòng D40, tất cả các dòng, giống khác trong thí nghiệm đều có chỉ số diện tích lá cao hơn giống đối chứng. Với mức ý nghĩa 5% thì có các dòng, giống MD7, D43, L12, S12, SD30, L14, D40 là không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng, các dòng giống còn lại trong thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.
Như vậy, tất cả các dòng giống lạc tham gia thí nghiệm đều có diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng nhanh từ khi ra hoa đến khi quả vào chắc. Sự biến động không giống nhau ở các dòng giống theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây, có ảnh hưởng đến năng suất và khả năng chống chịu sau này.
4.2.2. Chỉ số diệp lục của các dòng, giống.
Diệp lục là sắc tố quang hợp chính của cây. Diệp lục hấp thu quang năng chuyển hoá thành hoá năng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ, tham gia vào quá
trình tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2 và H2O cung cấp cho mọi hoạt động sống
của cây. Hàm lượng diệp lục là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quang hợp, nó có ảnh hưởng quyết định đến cường độ quang hợp do đó hàm lượng diệp lục sẽ làm tăng cường độ quang hợp và đặc biệt là làm tăng năng suất của cây lạc. Hàm lượng diệp lục trong lá phụ thuộc vào cả yếu tố nội sinh cũng như các
yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng rất nhiều đến hàm lượng diệp lục trong lá.
Tiến hành theo dõi chỉ số diệp lục của các dòng, giống tham gia thí nghiệm bằng máy đo SPAD trong 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và thời kỳ quả chắc thu được kết quả như trong bảng 4.8:
Bảng 4.8: Chỉ số diệp lục của các dòng, giống (Spad)
Dòng, giống Chỉ số Spad Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả chắc 75/23 42,79 47,65 34,32 S12 43,66 48,51 34,75 D35A 42,87 46,44 33,25 D40 43,09 47,72 33,26 D43 44,32 48,40 35,24 D52 43,59 47,63 33,13 TB25 41,51 46,06 29,82 MD7 44,99 49,49 34,54 SD30 43,97 48,30 33,56 L08 43,62 48,07 33,36 L12 43,84 48,62 33,13 L14 43,87 48,23 33,44 L15 43,46 48,46 35,43 LCT1 44,85 50,59 34,17
Nhìn vào bảng 4.8 chúng tôi thấy, chỉ số diệp lục của các dòng, giống tham gia thí nghiệm có sự khác nhau qua mỗi thời kỳ.
Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, chỉ số diệp lục biến động trong phạm vi 41,51 - 44,99, trong đó đạt cao nhất là giống MD7 (44,99), thấp nhất là giống TB25
(41,51). Giống đối chứng 75/23 có chỉ số diệp lục là 42,79, chỉ cao hơn giống TB25. Các dòng, giống còn lại đều có chỉ số diệp lục cao hơn giống đối chứng.
Thời kỳ ra hoa rộ, bên cạnh sự phát triển của thân lá, chỉ số diệp lục trong lá cũng tăng mạnh, biến động trong khoảng 46,06 – 50,59. Trong đó đạt cao nhất là giống LCT1 (50,59), thấp nhất là giống TB25 (46,06). Giống đối chứng 75/23 đạt 47,65 cao hơn dòng D52 (47,63), D35A (46,44) và giống TB25. Các dòng, giống khác đều có chỉ số diệp lục cao hơn giống đối chứng.
Kết thúc thời kỳ nở hoa, cây lạc bước vào thời kỳ đâm tia hình thành quả và vào quả chắc. Ở thời kỳ này bộ lá lạc đã bắt đầu phát triển chậm và khi cây lạc bước vào thời kỳ quả chín lá bắt đầu ngả sang màu vàng, rụng nhiều. Do vậy, khả năng quang hợp giảm kéo theo chỉ số diệp lục giảm xuống, thấp hơn hai thời kỳ đầu và giao động trong khoảng 29,82 – 35,43. Trong đó, cao nhất là giống L15 (35,43), thấp nhất vẫn là giống TB25 (29,82). Ở thời kỳ này chỉ số diệp lục của giống đối chứng giảm xuống còn 34,32, thấp hơn các dòng, giống S12 (34,75), MD7 (34,54), L15 (35,43). Các dòng, giống còn lại trong thí nghiệm đều có chỉ số diệp lục thấp hơn giống đối chứng.