THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mại long thành (Trang 32 - 36)

Để làm rõ được thực trạng vốn kinh kinh doanh của công ty, ta phải biết rõ đâu là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, đâu là ảnh hưởng thứ yếu, tích cực và tiêu cực. Nguồn vốn qua các năm đều có sự biến đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào sự quản lý và quá trình kinh doanh của công ty. Sự biến động của nguồn vốn được thể hiện qua bảng cân đối kế toán từ năm 2009 – 2011 như sau:

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán từ năm 2009 – 2011

Đơn vị tính: Đồng

Nguồn vốn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A. Nợ phải trả 40.620.536 84.375.962 172.020.953 I. Nợ ngắn hạn 37.532.656 80.015.674 166.341.441 1. Vay ngắn hạn 21.028.957 58.927.977 142.281.700 2. Phải trả cho khách hàng 8.652.253 11.302.962 12.995.267 3. Người mua trả tiền trước 6.681.542 7.920.100 8.520.242 4. Các khoản phải trả khác 1.169.904 1.864.635 2.544.232 II. Nợ dài hạn 3.087.880 4.360.288 5.679.512 1. Vay dài hạn 3.087.880 4.360.288 5.679.512 2. Nợ dài hạn khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.261.672.984 1.615.977.725 1.773.321.599 Tổng cộng nguồn vốn 1.302.293.520 1.700.353.687 1.945.342.552 (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng cân đối kế toán trên ta thấy ngay được sự biến động về nguồn vốn kinh doanh của công ty từ năm 2009 – 2011 như sau:

Nguồn vốn năm 2010 có sự biến động tăng 398.060.167 đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 30,57% và năm 2011 có biến động tăng 244.988.865 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 14,41%. Tuy nhiên kết cấu nguồn vốn còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố cấu thành và sự thay đổi của các yếu tố đó, từ đó ta mới có thể tìm ra được nhân tố ảnh hưởng chủ yếu hay thứ yếu đến nguồn vốn.

A. Nợ phải trả năm 2010 so với năm 2009 tăng 43.755.426 đồng với tỷ lệ tăng 107,7% và nợ phải trả năm 2011 so với năm 2010 tăng 87.644.991 đồng với tỷ lệ tăng 103,9%. Có thể nói việc đi chiếm dụng vốn của công ty qua các năm tăng lên nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng lên. Cụ thể:

- Nợ ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 42.483.018 đồng với tỷ lệ tăng 113,2% và nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 86.325.767 đồng với tỷ lệ tăng 107,9%. Có sự tăng nhanh này chủ yếu là do các khoản phải trả phải nộp khác tăng lên. Điều này không có nghĩa là xấu bởi đối với đặc thù kinh doanh của công ty các khoản phải trả, phải nộp như: tài sản chờ thanh lý, kinh phí công đoàn…tăng lên là điều tất yếu vì đây là khoản vốn chiếm dụng tạm thời không lâu dài, chính vì vậy lượng vốn này phải sử dụng cho phù hợp và có hiệu quả. Nếu không sử dụng hiệu quả mà làm thất thoát vốn thì không những không trả được nợ mà còn tăng khoản này thêm thì có thể là điều bất lợi cho công ty.

- Khoản vay ngắn hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 37.899.020 đồng với tỷ lệ tăng 180,2% và khoản vay ngắn hạn năm 2011 tăng 83.353.723 đồng với tỷ lệ tăng 141,4% so với năm 2010

- Số phải trả cho người bán năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.650.709 đồng với tỷ lệ tăng là 30,6% và số phải trả cho người bán năm 2011 tăng 1.692.305 đồng với tỷ lệ tăng 15% so với năm 2010. Số tiền người mua đặt trước để mua hàng cũng tăng lên nhiều qua các năm.

- Các khoản phải trả khác như phải trả cho người lao động, thuế và các khoản nộp nhà nước…cũng tăng lên. Cụ thể, các khoản phải trả khác năm 2010 so với năm 2009 tăng 694.731 đồng với tỷ lệ tăng 59,4% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 679.597 đồng với tỷ lệ tăng 36,4%.

Có thể nói rằng, nợ phải trả tăng lên không có nghĩa là công ty rơi vào tình trạng nợ trồng lên nợ mà ở đây do điều kiện kinh doanh, nhu cầu mở rộng thị trường…nên cần phải huy động thêm lượng vốn lớn.

B. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 tăng 354.304.741 với tỷ lệ tăng 28,1% và nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 157.343.874 đồng với tỷ lệ tăng 9,7% so với năm 2010. Nguyên

nhân của sự tăng thấp này là khách hàng còn nợ tiền hàng nhiều, công ty chưa thu được hết nợ nên chưa thu được lợi nhuận về do đó các quỹ của công ty không thể tăng lên được.

Sự thay đổi nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và sử dụng vốn. Đồng thời, sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Bảng 4: Số liệu tài chính của công ty TNHH thương mại Long Thành từ năm 2009 -2011

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tổng tài sản bình quân 1.302.293.520 1.700.353.687 1.945.342.552 2. Tài sản lưu động bình quân 1.006.013.122 1.185.412.264 1.412.406.502 3. Tài sản cố định bình quân 296.280.398 414.941.423 532.936.050 4. Vốn chủ sở hữu bình quân 1.261.672.984 1.615.977.725 1.773.321.599 5. Doanh thu thuần 3.014.528.632 3.996.707.528 4.872.512.960 6. Lợi nhuận trước thuế 53.920.979 76.694.067 102.583.257

7. Nợ ngắn hạn 37.532.656 80.015.674 166.341.441

8. Nợ dài hạn bình quân 3.087.880 4.360.288 5.679.512

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty (2009-2011)

3.3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn

Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung trong ba năm 2009, 2010, 2011, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty TNHH thương mại Long Thành:

Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu thuần Đồng 3.014.528.632 3.996.707.528 4.872.512.960 2. Lợi nhuận thuần Đồng 53.920.979 77.795.889 104.352.027 3. Vốn kinh doanh

bình quân Đồng 1.302.293.520 1.700.353.687 1.945.342.552 4. Lợi nhuận trước

thuế Đồng 53.920.979 76.694.067 102.583.257

5. Vòng quay tổng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(5=1/3) Vòng 2,31 2,35 2,5

6. Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh

(6=2/3) 0,041 0,046 0,054

7. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (7=4/3)

% 4,1 4,5 5,3

8. Hàm lượng vốn

kinh doanh(8=3/1) 0,432 0,425 0,4

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty (2009-2011) Qua bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta thấy: - Vòng quay tổng vốn: Năm 2010 vốn kinh doanh của công ty luân chuyển được 2,35 vòng, tăng 0,04 vòng với tỷ lệ tăng 1,73% so với năm 2009 và năm 2011 tăng lên 0,15 vòng với tỷ lệ tăng 6,4 % so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do vốn kinh doanh của công ty tăng qua các năm. Cụ thể, vốn kinh doanh năm 2010 tăng 1.302.293.520 đồng lên 1.700.353.687 đồng tức là tăng 398.060.167 đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 30,57% và năm 2011 có biến động tăng 244.988.865 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 14,41%. Trong khi đó, tốc độ tăng doanh thu thuần của công ty lại nhanh hơn so với tốc độ tăng tổng vốn, doanh thu thuần của công ty năm 2010 tăng 982.178.896 đồng với tỷ lệ tăng là 32,58% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 875.805.432 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 21,91%. Do đó, đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn của công ty tăng lên.

- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2010 là 0,046 tăng 0,005 so với năm 2009 và năm 2011 là 0,054 tăng 0,008

so với năm 2010. Như vậy chỉ tiêu này cho thấy cứ 1000 đồng vốn kinh doanh bỏ ra kinh doanh thì công ty thu được 41 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2009, năm 2010 là 46 đồng tăng 5 đồng so với năm 2009 và năm 2011 với 1000 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì công ty thu được 54 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 8 đồng so với năm 2010. Từ kết quả này cho thấy, khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, năm 2009 công ty bỏ ra 1000 đồng thì công ty thu được 41 đồng lợi nhuận, năm 2010 là 46 đồng và năm 2011 là 54 đồng. Lợi nhuận qua các năm tăng lên chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn cũng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty năm 2009 là 4,1%, năm 2010 là 4,5% tăng 0,4% so với năm 2009, năm 2011 là 5,3% tăng 0,8% so với năm 2010. Như vậy, trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp tạo ra được năm 2009 là 4,1 đồng, năm 2010 là 4,5 đồng tăng 0,4 đồng so với năm 2009 và năm 2011 là 5,3 đồng tăng so với năm 2010 là 0,8 đồng. Kết quả này cho thấy tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty tăng. Nguyên nhân là do vốn lưu động và vốn cố định tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh tăng theo. Như vậy, khả năng sinh lời của vốn kinh doanh qua các năm ngày càng cao hơn.

- Hàm lượng vốn kinh doanh: Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy hàm lượng vốn kinh doanh năm 2009 là 0,432; năm 2010 là 0,425 giảm 0,007 so với năm 2009, năm 2011 là 0,4 giảm 0,025 so với năm 2010. Từ đó ta thấy, để thu được 1000 đồng doanh thu thuần thì năm 2009 công ty đã bỏ ra 432 đồng vốn kinh doanh, năm 2010 công ty bỏ ra 425 đồng vốn kinh doanh giảm 7 đồng so với năm 2009 và năm 2011 công ty chỉ phải bỏ ra 4000 đồng vốn kinh doanh vì thế giảm 25 đồng vốn so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Nó thể hiện qua việc doanh thu thuần năm sau cao hơn năm trước trong khi đó tỷ lệ gia tăng sự đầu tư của đồng vốn kinh doanh thì tăng chậm hơn sự gia tăng của doanh thu thuần.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mại long thành (Trang 32 - 36)