NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: 1 Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách lạm phát ở trung quốc và mỹ và thực trạng tại việt nam (Trang 68 - 84)

1. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam:

Chạy theo chỉ thị

Do được mệnh danh là “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN“

nên nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào kế hoạch và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua chỉ thị của Đảng, trọng tâm của nền kinh tế là các con số tăng trưởng hàng năm. Để đạt chỉ tiêu đã đề ra, nhà nước khuyến khích đầu tư và các doanh nghiệp quốc doanh được tạo điều kiện mượn nợ ngân hàng dễ dàng cho các dự án đầu tư. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, các doanh nghiệp còn đầu tư vào các lĩnh vực thiếu chuyên môn, đặc biệt vào các lĩnh vực bất động sản hoặc có nhiều rủi ro như cổ phiếu, v.v… Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp quốc doanh dùng 60% tiền mượn đầu tư vào các lĩnh vực chuyên môn và 40% đầu tư vào các lĩnh vực mà họ không hiểu biết. Do thiếu trình độ chuyên môn nên các khoảng đầu tư này thường thua lỗ, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể hoặc không có khả năng trả được nợ ngân hàng. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ của tổng số tín dụng “xấu“ hiện nay khoảng 3-4%. Nhưng theo Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế ước đoán thì con số này lên đến khoảng 15%. Các chuyên gia quốc tế

khác lại cho rằng tỷ lệ tín dụng “xấu“ thậm chí lên tới 20%, nếu ước tính được áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế.

Hình 31: Lạm phát của Việt Nam những năm gần đây – Nguồn: http://congdonghoalan.wordpress.com

Vì chạy đua với con số tăng trưởng nên nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng nhờ đầu tư nước ngoài, không phải vì tiêu thụ. Tổng số đầu tư trong năm 2009 tương đương 40% tổng sản lượng quốc gia. Vì nhu cầu vốn đầu tư cao hơn tổng số tiền tiết kiệm trong nước nên chủ nợ đòi hỏi lãi xuất cao, nhiều thông tin cho biết đã có những khế ước vay với lãi suất lên đến 20%/năm trong những tháng đầu năm 2010. Mặt khác, để có được vốn đầu tư đòi hỏi phải nhập dòng vốn từ nước ngoài.

So với các nước láng giềng như Indonesia và Philippines, Việt Nam phải trả lãi xuất cao hơn 1% do cấu trúc kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chánh mang

nhiều rủi ro. Trường hợp trên đã dẫn đến lạm phát do lãi xuất tăng cao và doanh nghiệp phải trả tiền lãi cao hơn làm tăng giá sản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam vây mượn tiền vốn nước ngoài đã thúc đẩy nhu cầu tiền nước ngoài cao hơn tiền nội địa đưa đến áp lực giảm giá trị đồng tiền trong nước và làm tăng trưởng lạm phát.

Hình 32: ICOR Việt Nam những năm gần đây – Nguồn: http://www.ktpt.edu.vn

Những rủi ro nêu trên có thể được điều chỉnh nếu hiệu quả đầu tư cao. Để đo lường hiệu quả đầu tư của một quốc gia, các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) được tính bằng: tổng số vốn đầu tư

chia cho tổng số tăng trưởng GDP. Do cách tính này, tăng trưởng GDP càng cao thì hệ số ICOR càng nhỏ. Năm 2007, Việt Nam có hệ số ICOR là 5,2, năm 2008 là 6,66 và năm 2009 là 8. Những con số vừa nêu là minh chứng hiệu quả đầu tư tại Việt Nam càng ngày càng xấu đi.

Thâm hụt mậu dịch

Năm 2009, Việt Nam xuất cảng 56,6 tỷ USD, 12% thấp hơn năm 2008. Việt Nam chủ yếu xuất cảng quần áo (9 tỉ USD), dầu thô (6,2 tỉ USD), giầy dép (4,2 tỉ USD), sản phẩm nông, lâm nghiệp và hải sản.

Nhập cảng vào Việt Nam trong năm 2009 tổng cộng là 68,8 tỷ USD, 18% thấp hơn năm 2008. Nguyên nhân chính cho sự sụt giảm làm do nhà máy lọc dầu Dung Quắt đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu hoạt động nên Việt Nam chỉ nhập 6,2 tỷ USD xăng dầu thay vì 10,8 tỷ USD vào năm 2008. Những mặt hàng nhập vào Việt Nam nhiều nhất là máy móc và đồ phụ tùng chiếm 12,4 tỉ USD, sắt và thép 5,3 tỉ, tơ sợi 4,2 tỉ, hàng điện tử và computer 3,9 tỉ, Ô-tô 2,9 tỉ.

Nhập cảng nhảy vọt đưa đến người giàu có lợi dụng cơ hội Việt Nam vào WTO đặt mua hàng hóa xa sỉ như máy bay, xe hơi đắt tiền v.v…, thêm vào đó sự yêu chuộng hàng hoá nước ngoài của dân chúng xuất phát từ ý thức vọng

vẫn không thoát ra khỏi nền kinh tế gia công và nông nghiệp. Việt Nam vẫn lệ thuộc vào xuất khẩu và phải nhập khẩu hàng hoá, máy móc để cho dân chúng tiêu dùng.

Năm 2009, con số thâm hụt mậu dịch là 12,2 tỉ USD. Để có thể chi phí cho thâm hụt mậu dịch, nền kinh tế trong nước đòi hỏi nhu cầu về ngoại tệ và vốn nhập từ nước ngoài, qua đó gây áp lực giảm giá trị đồng tiền nội địa đưa đến việc tăng lãi xuất và lạm phát.

Thâm hụt ngân sách quốc gia

Các khoản thu chính của nhà nước Việt Nam là từ thuế và lệ phí, bán dầu thô, viện trợ và vay nước ngoài. Cuộc khủng hoảng kinh tế làm nhà nước giảm các khoản thu từ thuế và bán dầu thô, đồng thời nhà nước phải chi phí để kích cầu nên thâm hụt ngân sách quốc gia tăng trưởng từ 1,7% vào năm 2007 lên 4,9% trong năm 2008. Theo ngân hàng phát triển Á Châu, trong năm 2009 Việt Nam thâm hụt ngân sách 10,3%. Quỹ tiền tệ thế giới IMF đề nghị Việt Nam có phải phương án tiết kiệm để hạn chế chỉ còn 6% trong năm 2010.

Để chi phí cho thâm hụt ngân sách quốc gia, nhà nước buộc phải mượn thêm nợ. Nếu nhà nước mượn được nợ của người dân trong nước thì vấn đề tương đối không nghiêm trọng, vì tiền lưu truyền trong nội địa của một nền

người dân trong nước nên thâm hụt ngân sách làm nhu cầu vốn càng cao hơn và qua đó nhu cầu muợn vốn từ nước ngoài cũng tăng lên.

Tiền lãi và tiền mượn nợ được trả bằng tiền thuế thu từ nhân dân trong nước. Do số tiền thu thuế có giới hạn, nếu không tăng thuế thì những hoạt động của nhà nước buộc phải thu hẹp (không gian chi tiêu). Nếu tiền lãi không được trả cho chủ nợ hàng năm thì tiền nợ mỗi ngày mỗi cao hơn. Thêm vào đó, tiền nợ trong quá khứ và tiền nợ trong tương lai chồng chất mỗi ngày mỗi cao đã đẩy quốc gia rơi vào vòng luẩn quẩn khó thoát khỏi cơn nợ như hiện nay.

Theo dự đoán của chuyên gia kinh tế quốc tế, năm 2009 Việt Nam mang nợ tổng cộng 47,5% tổng sản lượng quốc gia, trong đó có 25,7 tỉ USD là nợ nước ngoài. Những rủi ro xảy ra trong trường hợp thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài cao là do áp lực giảm giá trị đồng tiền nội địa dẫn đến tăng lãi xuất và tăng lạm phát. Ngoài ra, gây áp lực giảm khả năng tín dụng của quốc gia (rating code) đã làm tăng lãi xuất tín dụng. Các nguyên nhân trên đã làm tăng giá sản phẩm và lạm phát tăng vụt trong những tháng

Đề xuất:

Về chính sách tiền tệ : mục tiêu đầu tiên của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng nội trên cơ sở kiểm soát lạm phát . Cúng ta đều biết vấn đề quan trọng là kiểm soát lạm phát chứ không phải triệt tiêu nó ví tỉ lệ lạm phát vừa phải sẽ có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Trách nhiệm này thuộc về NHNN, thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ của mình NHNN sẽ phải cố gắng điều tiết mức cung tiền cho hợp lý. Vì vậy vấn đề nâng cao trình độ của các nhà hoạch định chính sách cũng rất quan trọng.

Về chính sách tài khoá : đối với nước ta hiện nay thì vấn đề đặt ra là phải kiện toàn bộ máy nhà nước, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của Chính phủ , trên cơ sở đó làm giảm bội chi ngân sách nhà nước.

Trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ những giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô như sau:

- Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ để ổn định lãi suất nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trường hợp có nhiều yếu tố bất lợi làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vượt khỏi tầm kiểm soát,cần áp dụng

sách tiền tệ, như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiểm soát tín dụng, đồng thời tiếp tục sử dụng nghiệp vụ thị trường mở như công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được điều chỉnh tăng trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường để phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và thúc đẩy các tổ chức tín dụng tập trung huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt bám sát cung cầu về ngoại tệ trên thị trường, đảm bảo tỷ giá danh nghĩa bám sát tỷ giá thực, không để xảy ra các cú sốc đột biến về tỷ giá; tiếp tục phát triển các công cụ phòng chống rủi ro trên thị trường ngoại hối; phối hợp việc điều hành tỷ giá và điều hành lãi suất nhằm đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất VND - tỷ giá - lãi suất ngoại tệ tránh gây tác động xấu thị trường ngoại hối đối với phát triển kinh tế. Ngoài ra, NHNN cần củng cố hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại an toàn, lành mạnh, hiện đại và bền vững hơn thông qua việc sửa đổi các quy định về mở văn phòng, chi nhánh, về phân loại nợ đọng và trích lập rủi ro tín dụng... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng công cụ hạn ngạch, thuế... để điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng có thể gây biến động giá trong nước như gạo, sắt thép, phân bón, chất dẻo...; đồng thời thực hiện tốt dự trữ các mặt hàng trên để can thiệp

thị trường trong nước khi xảy ra những biến động do thiên tai, và giá cả thế giới lên cao.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, quản lý thị trường, hệ thống phân phối để tránh đầu cơ, đẩy giá lên cao, đồng thời tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế kinh doanh đối với một số vật tư, hàng hoá quan trọng như xi măng, sắt thép, phân bón, điện, than, thuốc chữa bệnh... để khắc phục tình trạng đầu cơ, mua bán lòng vòng, lũng đoạn thị trường…

- Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông thường Ngân hàng Trung ương cần phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, hạ thấp lãi suất chủ đạo, mở rộng cửa cung ứng tiền cho nền kinh tế, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Song bên cạnh việc kinh tế tăng trưởng theo ý muốn, thì lạm phát có thể tăng cao. Vì vậy, trong thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, thông thường ít khí đạt được hai mục tiêu cùng một lúc. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông thường Ngân hàng Trung ương cần phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, hạ thấp lãi suất chủ đạo, mở rộng cửa cung ứng tiền cho nền kinh tế, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng

cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Song bên cạnh việc kinh tế tăng trưởng theo ý muốn, thì lạm phát có thể tăng cao. Vì vậy, trong thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, thông thường ít khí đạt được hai mục tiêu cùng một lúc.

- Đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá NHNN, nâng cao tính độc lập của NH trung ương trong việc hoạch định thực thi chính sách tiền tệ và sự bền vững của hệ thống ngân hàng còn nhiều rủi ro; đẩy mạnh cải cách tài chính công theo hướng phân công, xác định trách nhiệm của các cơ quan, trách nhiệm giải trình đảm bảo công khai minh bạch; đẩy mạnh xã hội hoá kinh tế, xã hội. Ngoài ra, phải phát triển thị trường vốn, tài chính phục vụ hiệu quả đầu tư phát triển, tăng cường kiểm soát chặt chẽ đầu tư gián tiếp, khuyến khích đầu tư dài hạn. ...

- Việt Nam đang tiếp tục mở cửa nền kinh tế theo xu hướng hội nhập, thực hiện các cam kết của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, AFTA, cam kết gia nhập WTO, nên thị trường trong nước diễn biến theo sát thị trường quốc tế. Trong quá trình đó, Việt Nam được hưởng lợi từ giá cả xuất khẩu các mặt hàng có khối lượng lớn, thì cũng bị ảnh hưởng của giá cả biến động tăng của những mặt hàng nhập khẩu. Thời gian tới đây giá cả thị trường thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp khó lường trước. Đó là tính tất yếu khách quan của các giao dịch buôn bán trên thị trường quốc tế. Vì vậy Việt Nam cần

tôn trọng tính thị trường, tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, Chính phủ không nên làm thay thị trường. Đặc biệt là không nên sử dụng các biện pháp có tính bao cấp từ nguồn ngân sách nhà nước như: cấp bù lỗ, cấp bù lãi suất, khoanh nợ,... khi mà thị trường trong nước có tính thông thương với thị trường thế giới. Cơ chế bao cấp qua giá một số mặt hàng có tính theo sát thị trường thế giới sê làm méo mó giá cả trong nước, tạo điều kiện cho tình trạng xuất lậu qua biên giới, tác động tiêu cực đến ngân sách quốc gia, tác động gây tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Việc sử dụng biện pháp tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong dự trữ và thu mua nông sản phẩm càng làm gia tăng cơ chế xin cho, kẽ hở cho nhiều loại tiêu cực khác, trong khi người nông dân, người sản xuất không được hưởng lợi trực tiếp. Cơ chế quản lý giá và quản lý thị trường cũng cần linh hoạt và đổi mới phù hợp với tình hình của nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Lạm phát ở ta cũng do một nguyên nhân quan trọng là Ngân sách Nhà nước liên tục ở mức thâm hụt. Hầu như từ khi thống nhất đất nước đến nay, chưa bao giờ ngân sách đạt được cân bằng thu chi, đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế vĩ mô trước thập kỷ 90. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, thâm hụt ngân sách tăng dần, từ mức 0,13% GDP năm 1998 lên đến 3,23% năm 2001, sau đó giảm xuống, nhưng vẫn còn đứng ở mức khá

cao, trên 2% trong vòng 2 - 3 năm gần đây. Như vậy, kiềm chế thâm hụt tài khoá sẽ góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát và do đó, làm giảm bớt tầm quan trọng của chính sách thắt chặt tiền tệ. Dường như lâu nay ở ta có một quan niệm sai lầm và nguy hại rằng lạm phát chủ yếu bắt nguồn từ các cơn sốt giá nguyên nhiên liệu chiến lược đầu vào. Một số ít người thì tỉnh táo hơn đã nhắc đến sự tăng trưởng tín dụng mạnh để kích cầu trong những năm trước là một nguyên nhân khác của xu hướng lạm phát tăng cao trong những năm gần đây. Thế nhưng hầu như không ai đả động đến một nguyên nhân cũng rất quan trọng là thâm hụt tài khoá đã và đang ở mức khá cao như hiện nay. Từ nhận thức đầy đủ về nguồn gốc lạm phát này, có thể thấy chính sách kiềm chế lạm phát nhờ thắt chặt tín dụng và kiềm chế giá của các nguyên nhiên liệu đầu vào không cho tăng lên là chưa đủ, chưa thật thích hợp, thậm chí là có hại

Để cho chính sách tiền tệ có hiệu lực trong việc kiềm chế lạm phát, có

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách lạm phát ở trung quốc và mỹ và thực trạng tại việt nam (Trang 68 - 84)