CM gồm có hai dạng thường được sử dụng là: Lựa chọn thực nghiệm (CE – Choice Experiment) và Xếp hạng ngẫu nhiên (CR –
3. Các chuyến du lịch chỉ tới một địa điểm, tránh việc các khách tham quan trong một ngày tới nhiều địa điểm cùng lúc (địa điểm
tham quan trong một ngày tới nhiều địa điểm cùng lúc (địa điểm A, B, C...). Bởi lúc này chúng ta gặp phải vấn đề trong xác định phúc lợi đạt được từ địa điểm A, địa điểm B, ...
Đối tượng
TCM có thể được dùng để tính toán lợi ích (hoặc chi phí) kinh tế từ các hoạt động sau đây:
+ Các thay đổi trong việc đánh giá các chi phí cho một địa điểm giải trí;
+ Việc bỏ qua sự tồn tại của một điểm giải trí; + Sự tăng thêm các điểm giải trí mới;
+ Sự thay đổi trong chất lượng môi trường tại điểm giải trí.
Phạm vi
TCM được sử dụng để tính toán các giá trị kinh tế có liên quan đến hệ sinh thái hay địa điểm giải trí nào đó.
Ý nghĩa sử dụng phương pháp
TCM đánh giá các lợi ích vui chơi, giải trí bằng cách mô phỏng một đường cầu diễn tả số lần đi tham quan được thực hiện, ứng với mỗi giá vé vào cửa của khu giải trí.
TCM cho phép tính được giá sẵn lòng trả của khách tham quan
dựa trên số chuyến du lịch mà họ thực hiện ở các chi phí du hành khác nhau.
Điều này tương tự như việc ước tính giá sẵn lòng trả của cá nhân cho một hàng hoá thị trường dựa trên số lượng cầu tại các mức giá khác nhau.
Bản chất của phương pháp
TCM được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng thông qua việc sử dụng một thị trường thay thế.
Mục đích của phương pháp này là đo lường lợi ích thu được từ việc đi thăm các cảnh quan.
Ta xác định lợi ích này thông qua việc tính toán các chi phí mà khách du lịch phải bỏ ra để đến được địa điểm đó.
Hay nói cách khác, lợi ích cần được đánh giá ở đây là “giá trị của sự trải nghiệm giải trí ở một điểm du lịch”.
Bản chất của phương pháp
Vấn đề là cùng mua một hàng hoá dịch vụ là “giá trị giải trí ở một điểm du lịch” nhưng chi phí sẽ khác nhau.
Tuỳ theo cách tiếp cận với điểm du lịch, vị trí xuất phát của du khách mà chi phí sẽ khác nhau.
Các du khách ở gần điểm du lịch có thể đi tham quan và về trong ngày. Các du khách ở xa, có thể phải đi bằng nhiều
phương tiện mới đến được điểm du lịch, và để tận hưởng các dịch vụ giải trí thì họ phải ở khách sạn và sử dụng một số dịch vụ du lịch trong một khoảng thời gian (thường là vài ngày).
Vậy chi phí du hành gồm những khoản chi phí nào?
+ Chi phí đi lại (tiền ở khách sạn, tiền mua vé vào cổng, chi phí tiền xăng xe phát sinh trong đoạn đường đi du lịch...) + Chi phí thời gian (Chi phí cơ hội của thời gian đi du lịch, được đề nghị là tính bằng 50% đến 100% mức lương cơ bản khi đi làm).
Sau khi tính được chi phí du lịch, ta thay vào phương trình hồi quy để tính được số chuyến du lịch trung bình vùng. Và từ đó thiết lập đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa chi phí du lịch và số chuyến du lịch trung bình vùng.
Như vậy:
+ TCM đo lường giá trị sử dụng (hay giá trị giải trí) của một điểm du lịch, hay một khu du lịch cụ thể.
+ Để đo lường giá trị giải trí của điểm du lịch này, ta phải thiết lập một đường cầu về du lịch.
+ Chi phí bỏ ra để tham quan một điểm giải trí phản ánh giá sẵn lòng trả của khách tham quan cho điểm giải trí. Tổng giá trị của điểm giải trí được tính:
Giá trị của điểm giải trí = giá sẵn lòng trả = phần diện tích nằm dưới đường cầu
Có hai phương pháp: Chi phí du hành khu vực (ZTCM) và Chi phí du hành cá nhân (ITCM).
L/O/G/O
2.4.