Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu v3118 (Trang 32 - 36)

trong hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam hiện nay.

Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với vai trò quan trọng của mình là một trong những báo cáo tài chính không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó các doanh nghiệp ở Việt Nam việc lập và sử dụng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại không được coi trọng. Đã được hơn một năm ngày Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để đáp ứng với yêu cầu hội nhập của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp hợp lý để đưa báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nhằm nâng cao vai trò, tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sau đây em xin đề xuất một số kiến nghị để nâng cao vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như hiệu quả của việc lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với các doanh nghiệp.

Một là, Luồng tiền vào hoặc ra liên quan đồng thời đến cả ba loại hoạt động của doanh nghiệp: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính vì vậy doanh nghiệp nên phân loại nội dung của từng khoản thu, chi theo từng loại hoạt động. Để thuận lợi và dễ dàng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đặc biệt là lập theo phương pháp trực tiếp, kế toán có thể tiến hành phân loại nội dung các dòng tiền vào, ra theo các bước:

 Bước 1: Phân loại dòng tiền vào, ra gắn với các nhóm tài khoản.  Bước 2: Từ bước 1 xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động tài chính. Đây là hoạt động có tần suất về nghiệp vụ liên quan đến tiền không nhiều và rất dễ nhận diện.

 Bước 3: Nhận diện và xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động đầu tư. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền của hoạt động đầu tư cũng có tần suất thấp, dễ nhận diện do tính đặc thù của nó.

 Bước 4: Sau khi loại trừ dòng tiền vào, ra của hai hoạt động nêu trên sẽ xác định nhanh chóng dòng tiền vào, ra của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một vấn đề cần lưu ý là: đối với các doanh nghiệp nhỏ có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh không nhiều thì có thể dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần vào cuối tháng, đối với những doanh nghiệp lớn có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh nhiều thì định kỳ 10 ngày nên dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần, sau đó đến cuối tháng sẽ cộng dồn để xác định lưu chuyển tiền cho tháng.

Hai là, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác kế toán, đặc biệt là việc áp dụng tin học hóa vào công tác kế toán. Hiện nay trên thế giới việc áp dụng tin học-máy tính trong kế toán đã trở nên phổ biến và có nhiều ứng dụng rộng rãi. Áp dụng tin học hóa vào công tác kế toán một mặt sẽ rút ngắn khoảng cách giữa kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế trong tiến trình hội nhập; mặt khác tạo môi trường làm việc thuận lợi, công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng mà hiệu quả hơn, việc lên các báo cáo kế toán trong đó có báo cáo lưu chuyển tiền tệ trở nên dễ dàng hơn, được tự động hoá không còn là công việc mất nhiều thời gian và công sức.

Ba là, phải nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán tài chính. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán tạo ra nhiều thuận lợi song đòi hỏi đội ngũ kế toán phải có trình độ cao, không chỉ nắm vững chuyên môn kế toán mà phải có khả năng, hiểu biết về tin học để vận dụng vào công việc của mình, vì thế đội ngũ những người làm công tác kế toán cần phải được bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ chuyên môn kế toán tài

chính lẫn trình độ tin học, thường xuyên cập nhật các thông tin kế toán quốc tế, phổ biến những kiến thức mới giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhân viên kế toán có nhận thức sâu sắc về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hiểu được vai trò quan trọng của nó, từ đó tự chính bản thân họ sẽ thấy được sự cần thiết phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong công tác đào tạo các cử nhân kinh tế nói chung và cử nhân kế toán tài chính nói riêng cần phải có các chính sách đào tạo thích hợp gắn với một chương trình đào tào tiên tiến, giảng dạy phải gắn với thực tế để đảm bảo các cử nhân khi ra trường có thể nhanh chóng nắm bắt được công việc thực tế, thích nghi với môi trường làm việc hội nhập.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện các chuẩn mực và chế độ kế toán, tạo môi trường thuận lợi cho kế toán Việt Nam phát triển. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và phải nộp đối với mọi doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như nhiều quy định, chuẩn mực khác đã được ban hành song các doanh nghiệp nếu không làm theo vẫn không phải chịu bất cứ một ràng buộc nào. Bộ tài chính nên ban hành các quy định xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng để tăng cường hiệu quả của việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán ở các doanh nghiệp.

Năm là, đề ra các chính sách phù hợp, đặc biệt là các chính sách về đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới. Thông qua các chương trình, dự án đầu tư của nước ngoài vào nước ta, hệ thống kế toán của nước ta có thể ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với xu thế của thời đại và thế giới, tạo môi trường thuận lợi và cũng là yêu cầu cấp bách để Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- một đối tượng trong hệ thống kế toán nhanh chóng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống kế toán là một công việc phức tạp không phải trong ngày một ngày hai, để việc áp dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở các doanh nghiệp có hiệu quả thì điều quan trọng nhất là tự thân các doanh nghiệp phải nhận thức đúng vấn đề, thấy được tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tự giác thực hiện.

Một phần của tài liệu v3118 (Trang 32 - 36)

w