b. Các biến đổi trong quá trình lên men chính
3.3.2. Máy nghiền gạo
Hình 3.3: Máy nghiền gạo
3.2.2.1. Cấu tạo
Là máy ngiền đĩa, có cấu tạo giống máy nghiền malt nhưng bộ phận nghiền là đĩa. Thiết bị gồm một sàng, bên trong có rulo quay, trên rulo quay có lắp đĩa nghiền, trên thành máy nghiền có nắp nghiền. phía dưới có ống dẫn gạo sau nghiền ra ngoài.
3.2.2.2. nguyên lý hoạt động
Khi vào đĩa nghiền, gạo sẽ chịu tác dụng của lực đập và lực cắt nên vỡ vụn ra và ra ngoài theo đường dẫn.
3.3.3. Nồi nấu
Hinh3.4: Nồi nấu
3.3.3.1. Cấu tạo
Nồi nấu là một loại thiết bị hai vỏ, hơi gia nhiệt được cấp vào ở giữa hai lớp vỏ của nồi. Thiết bị nấu có thân hình trụ, đáy hơi lõm, phần trên hình nón, được chế tạo hoàn toàn bằng thép không gỉ, mỗi nồi có hai cánh khuấy ở sát đáy nồi có tác dụng khuấy trộn tránh bị cháy nguyên liệu. Trên phần hình nón có gắn đồng hồ đo áp lực, một cửa kính quan sát lớn và bên trong thiết bị có quả cầu phun nước khi làm vệ sinh thiết bị.
3.3.3.2. Vận hành
Khi nồi hoạt động xảy ra hai quá trình: Quá trình khuấy trộn và quá trình truyền nhiệt.
Quá trình khuấy trộn : Trong nồi gạo và nồi malt có cánh khuấy, khi cánh khuấy quay thì chất lỏng chuyển động lên tuần hoàn.
Quá trình truyền nhiệt : Hơi đốt được dẫn vào khoảng trống giữa hai lớp vỏ để đun nóng nồi. Hơi nước vào nồi với áp suất là 2 at và vận tốc là 30 – 50 m/s.
Cánh khuấy hoạt động với tốc độ 10 – 15 vòng/phút, áp hơi trên đường ống khoảng 4– 5 kg/cm2, còn áp suất hơi giữa hai lớp vỏ áo khoảng 2,5 – 3 kg/cm2