Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hoá, lịch sử văn hoá truyền thống, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giáy ở tỉnh lào cai hiện nay (Trang 90 - 94)

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng caoý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy với khả năng, điều kiện hạn chế của đồng bào

2.3.2.2Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hoá, lịch sử văn hoá truyền thống, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay

nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với đường lối cải cách mở cửa, hội nhập với thế giới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn hơn cả về kinh tế, chính trị và văn hoá...nhất là những mưu đồ phản động của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Bởi vậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, đoàn kết cộng đồng càng phải phát huy hơn bao giờ hết, bởi vì “ mất nước nhiều khi còn giành lại được. Nhưng để mất bản sắc văn hoá dân tộc sẽ là mất hết và mãi mãi”[27, tr.77]

Để cộng đồng tộc người Giáy phát triển được trong quá trình toàn cầu hoá, một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu là tăng cường giáo dục lịch sử văn hoá truyền thống, giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, giáo dục chủ nghĩa yêu nước tinh thần tự hào dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước; là lòng trung thành với Tổ quốc; là có khát vọng, có hành động tích cực để phục vụ và đem lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc, cho nhân dân. Ngày nay chủ nghĩa yêu nước là chủ nghĩa yêu nước mới với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là định hướng và thước đo giá trị

Do đó giáo dục chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Yêu nước đồng thời gắn với niềm tự hào dân tộc , có ý thức tôn trọng giữ gìn và phát huy tốt những giá trị vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời nay. Bên cạnh đó phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó và góp phần làm thất bại mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch chống phá chế độ ta.

Cùng với giáo dục chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là giáo dục lòng nhân ái, tình cảm cộng đồng dân tộc để phát huy truyền thống dân tộc và giúp con người sống cân bằng trong điều kiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá, kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập. Đồng thời,phải đặc biệt quan tâm giáo dục tính cần cù sáng tạo trong lao động và học tập cho đồng bào Giáy để đồng bào có thu nhập chính đáng và có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng. Giáo dục tinh thần dân chủ và công bằng xã hội đây là hạt nhân của định hướng xã hội chủ nghĩa trong lối sống mới, đạo đức mới.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc có hiệu quả hay không tuỳ thuộc nhiều vào quá trình giáo dục và tự giáo dục trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình và nhà trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Giáo dục gia đình cần nhấn mạnh giáo dục lối sống tình nghĩa,tinh thần tương trợ đùm bọc lẫn nhau, thái độ chăm chỉ trong lao động, học tập và sinh hoạt; giáo dục lòng kính trọng và biết ơn tiên tổ, biết ơn các anh hùng dân tộc ...

Cùng với giáo dục gia đình, giáo dục trong nhà trường cần phải nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về lịch sử dân tộc , về khoa học hiện đại; giáo dục lý tưởng, động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn; giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... tất cả nhằm đào tạo những con người có bản lĩnh chính

trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu sự nghiệp cách mạng.

Chính vì những ý nghĩa như vậy chúng ta cần phải làm tốt những công việc sau:

- Giáo dục tinh thần tự tôn dân tộc , tự hào dân tộc , tinh thần yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho đồng bào Giáy.

- Giáo dục lòng kính trọng ông bà cha mẹ, và lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn các anh hùng dân tộc . Đây là việc làm tốt đẹp nhằm củng cố truyền thống văn hoá gia đình. Thông qua môi trường giáo dục gia đình, mọi người nhất là lớp trẻ sẽ có những hiểu biết đầy đủ hơn về truyền thống gia đình, dòng tộc từ đó làm cơ sở để tiếp cận những truyền thống dân tộc , lịch sử văn hoá dân tộc . Từng bước hình thành nhân cách, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và cộng đồng.

- Giáo dục tinh thần hữu nghị cho đồng bào Giáy đáp ứng nhu cầu phát triển văn hoá du lịch của một tỉnh có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản... với nhiều khu du lịch nghỉ mát như Sa PA, Bắc Hà, du lịch cửa khẩu... Đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em thu nhiều khách du lịch quốc tế đến nghiên cứu, tham quan. Do đó Giáo dục tinh thần hữu nghị cho đồng bào Giáy nhằm củng cố và nâng cao tinh thần hoà bình, hợp tác qua đó nâng cao vị thế của đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Cần chú ý giáo dục lịch sử văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Giáy nói riêng. Đây là công việc truyền bá, chuyển giao những giá trị của lịch sử của dân tộc cho thế hệ mai sau, làm cho những giá trị đó khắc

sâu vào tiềm thức nhân dân, biến thành những tình cảm đẹp đẽ, niềm tin, động lực có ý nghĩa đối với sự phát triển hiện tại.

Cùng với công tác đẩy mạnh giáo dục là nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Giáy ở Lào Cai

Nâng cao dân trí cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay (trong đó có dân tộc Giáy), là một trong những vấn đề được tỉnh Lào Cai quan tâm hàng đầu. Bên cạnh trình độ kinh tế còn thấp kém, trình độ dân trí còn rất nhiều hạn chế càng làm cho người dân ít nhận thức được ýýý nghĩa của các giá trị văn hóa, do đó bản thân họ cũng chưa có ýý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Nâng cao trình độ dân trí nghĩa là mở mang trí óc của mỗi cộng đồng, dân tộc, là hoạt động khai trí cho nhân dân. Nâng cao trình độ dân trí không chỉ dừng lại ở trình độ học vấn mà còn là sự phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật; về toàn bộ thể chế chính trị- xã hội; về hiến pháp và pháp luật; về các chuẩn mực đạo đức và luân lýý; về các quan điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt giao tiếp; về dân số và kế hoạch hóa gia đình; về ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại.

Muốn nâng cao dân trí cần xây dựng một xã hội học tập tạo chuyển mới trong thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.

Cần phải được tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để con em các gia đình trong diện chính sách, con em là người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo được học tập. Đặc biệt là con em ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và núi cao. Cần phải thực hiện tốt hơn chương trình xã hội hóa giáo dục, mở rộng nhiều loại hình trường bán công, dân lập, tư thục. Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

về trình độ lýýý luận chuyên môn nghiệp vụ. Mô hình trường dân tộc nội trú và mô hình bán trú liên xã rất phù hợp với việc phát triển giáo dục ở vùng sâu vùng xa, do đó cần tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên để phát triển mạnh hơn nữa loại hình này.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, cần triển khai thực hiện tốt mục tiêu phổ cập chương trình tin học cơ sở, không chỉ cho các trường trung tâm thị xã, thị trấn mà cần ưu tiên tới các trường con em các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong khu vực để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới. Tạo điều kiện cho các em tiếp cận dần với khoa học – công nghệ để từng bước giúp các em nâng cao trình độ, hiểu biết, theo kịp với xu thế chung của thời đại. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa IX đã nhấn mạnh việc tăng cường xây dựng và củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường dân tộc nội trú và bán trú, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc, kể cả đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lãnh đạo, nhất là cấp cơ sở.

Đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giáy ở tỉnh lào cai hiện nay (Trang 90 - 94)