Phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo là điều kiện quan trọng để đảm bảo hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giáy ở tỉnh lào cai hiện nay (Trang 88 - 90)

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng caoý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy với khả năng, điều kiện hạn chế của đồng bào

2.3.2.1Phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo là điều kiện quan trọng để đảm bảo hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

để đảm bảo hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn bộ nhân dân tỉnh Lào Cai nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển.

Có thể thấy rõ, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Giáy ở Lào Cai là một quá trình khó khăn và lâu dài, nó không thể là sản phẩm chủ quan duyý chí mà trước hết phải phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương. Đến nay, Lào Cai vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, trình độ phát triển kinh tế thấp kém; kết cấu hạ tầng phức tạp; cơ cấu kinh tế chưa hợp lýý, còn nhiều bất cập; tổ chức quản lýý bộ máy yếu; hiệu lực và hiệu quả thấp. Xen vào đó bệnh quan liêu tham

nhũng, chủ nghĩa cơ hội có chiều hướng gia tăng…điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Giáy. Vì vậy, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo được khẳng định là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển văn hóa. Thực hiện mục tiêu Đại hội Đại biểu đảng bộ Tỉnh Lào Cai lần thứ XIII cho thời kỳ 2006 – 2010, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ra nghị quyết 7 chương trình công tác trọng tâm, 29 đề án phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.Trong đó có 4 chương trình phát triển kinh tế, một chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006 – 2010. Để thực hiện những mục tiêu đó tỉnh cần giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó rất chú trọng vấn đề nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm ở các xã vùng ba, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Đầu tư phát triển sản xuất: nguồn vốn, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, chính sách bao tiêu sản phẩm cho bà con để giúp bà con sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nông thôn …để đến năm 2010, cơ bản không còn hộ nghèo (theo tiêu chí hiện nay).

Để phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc Giáy. Nhà nước cần có chính sách đầu tư và quản lý đầu tư tốt hơn nữa để xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông; hỗ trợ vốn kỹ thuật và giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào phát triển kinh tế - xã hội để từng bước xoá đói giảm nghèo. Nhà nước và chính quyền địa phương cần tăng cường cán bộ khoa học kỹ thuật nhất là cán bộ biết tiếng dân tộc Giáy, đến từng bản làng hướng dẫn đồng bào một cách cụ thể, thậm chí cần phải “ cầm tay chỉ việc” tránh tình trạng chỉ đạo chung chung. Điều quan trọng là tỉnh Lào Cai phải đẩy mạnh việc liên kết bốn nhà để làm tốt công tác bảo quản sản phẩm và có thị trường đầu tư cho sản phẩm, từng bước đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực cho đồng bào dân tộc Giáy. Bên cạnh đó, trong các hoạt động văn hoá , thông tin nên lồng

ghép nội dung tuyên truyền các mục tiêu và các hoạt động kinh tế - xã hội. Các cơ quan văn hoá cần kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá với tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội để đồng bào dân tộc Giáy hiểu và hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng văn hoá và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy.

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giáy ở tỉnh lào cai hiện nay (Trang 88 - 90)