Các nghiên cứu dịch tễ học tay-chân-miệng

Một phần của tài liệu mô hình toán học và khả năng kiểm soát diễn biến dịch tay-chân-miệng ở khu vực miền bắc năm 2010-2012 (Trang 26 - 28)

1.4.1. Trên thế giới

Nghiên cứu dịch tễ học và phân tích lâm sàng ở 931 trẻ bị bệnh tay- chân-miệng ở Yên Đài, Trung Quốc

• Mục tiêu: thảo luận về các đặc điểm dịch tễ học và đặc điểm lâm sàng của bệnh tay-chân-miệng của 931 trẻ em ở Yên Đài, Trung Quốc

• Phương pháp: Sử dụng dữ liệu dịch tễ học và lâm sàng đã được tổng kết và phân tích của trẻ em mắc bệnh tay-chân-miệng từ năm 2009-2010

• Kết quả:

Hầu hết các trẻ bị nhiễm bệnh ( 94,6% ) là dưới 5 tuổi và tỷ lệ giữa nam và nữ là 1,5:1

Các biến chứng chủ yếu là niêm mạc miệng lở loét hay phỏng nước, tay chân miệng phát ban

Hiện tượng sốt xảy ra ở 840 bệnh nhân ( 90,2% ), rối loạn thần kinh xảy ra ở 121 bệnh nhân ( 13,0%)

Bệnh diễn ra tỷ lệ với nhiệt độ không khí ( r = 0,887; P < 0,001) và diễn ra đỉnh điểm ở tháng 4 và tháng 9 ( 88,9%)

Thời gian sốt, nồng độ huyết thanh , đường huyết cao hơn đáng kể trong những trường hợp bị nghiêm trọng hơn.

1.4.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu hàng dịch tễ học- vi sinh học bệnh tay-chân-miệng được thực hiện tại các tỉnh khu vực phía Nam từ 2008 đến 2010.

Nghiên cứu thu thập thông tin về các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng theo thời gian và theo địa điểm phát bệnh. Lấy mẫu ngẫu nhiên 1% bệnh nhân tay chân miệng/tỉnh để tiến hành xét nghiệm xác định đặc điểm vi sinh học bệnh nhân tay chân miệng. Đối với ca nặng là các trường hợp bệnh tay chân miệng có biến chứng, bệnh phẩm thu thập là dịch não tủy, huyết thanh kép và mẫu phân. Đối với các ca nhẹ, chỉ thu thập mẫu phân. Kỹ thuật xét nghiệm là RT-PCR, nuôi cấy vi rút và giải trình tự.

Từ 2008 đến 2010, số ca mắc bệnh tay chân miệng trung bình tại khu vực phía Nam là 10.000 ca/năm với tỉ suất chết/mắc là 0,2%. Bệnh tăng cao vào các tháng cuối năm (từ tháng 9 đến tháng 11) và lưu hành phổ biến tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi (78,29%) và

nam có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ (61,43%). Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp là sốt (61,14%), bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và vùng quanh hậu môn (48,29%) và giật mình (22,29%). Trong số 350 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, 216 (61,71%) trường hợp xác định dương tính với các tác nhân vi rút đường ruột bao gồm EV71 (22%, 77/216) và các EV khác như Coxackie A16, Echo… (chiếm 39,71%, 139/216).

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan đến bệnh tay-chân-miệng tại khu vực miền Trung, năm 2008-2009

Kết quả của nghiên cứu cho thấy bệnh xảy ra ở vùng nông thôn (60% tổng số ca) cao hơn thành thị (40% tổng số ca). Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 12-48 tháng (80%).Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái là 1,5 lần. Thời gian mắc bệnh rải đều trong năm nhưng cao hơn vào tháng 3 và tháng 5. Hầu hết các ca mắc bệnh đều có biểu hiện lâm sàng khá điển hình và thể nhẹ, khỏi 100% (35/35 ca). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là Enterovirus 71 ( 65,7%) và Coxsackie A16(34,3%).

Ở Việt Nam các nghiên cứu còn khá ít và chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp phân tích chuỗi thời gian và xây dựng mô hình toán học về dịch bệnh này.

Một phần của tài liệu mô hình toán học và khả năng kiểm soát diễn biến dịch tay-chân-miệng ở khu vực miền bắc năm 2010-2012 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w