Những hạn chế về chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Hồng Bàng (Trang 82 - 83)

A. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG

2.4.2.1. Những hạn chế về chất lượng tín dụng

Như đã nói ở trên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn một số hạn chế. Vì vậy, chi nhánh cần phải có những biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu đồng thời xử lý những chỉ tiêu hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của mình trong giai đoạn tới. Những hạn chế đó là:

Thứ nhất: Với đối tượng cho vay: SCB chi nhánh Hồng Bàng vẫn chưa

có chiến lược đa dạng khách hàng. Ngân hàng chỉ mới chú trọng đến các doanh nghiệp nhà nước và một số khách hàng truyền thống mà bỏ qua một số khách hàng làm ăn có hiệu quả. Tuy Ngân hàng đã cho vay vốn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng số món vay còn ít và quy mô nhỏ. Đây là một điều đáng tiếc vì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng có tiềm lực và nhu cầu về vốn là rất lớn. Hơn nữa, Nhà nước rất khuyến khích cho vay công bằng đối với các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Vì vậy, nếu Ngân hàng mở rộng hơn nữa cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ vừa có tác dụng tốt đối với nền kinh tế và vừa giúp

Ngân hàng tăng thêm thị phần, tăng thu nhập, cũng như thực hiện đúng chủ trương mag Nhà nước đề ra.

Thứ hai: Thông qua việc đánh giá tình hình các khoản nợ quá hạn và nợ

xấu tại Ngân hàng trong những năm gần đây, nhận thấy các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tại Ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng làm cho chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng giảm xuống ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, Ngân hàng cần đưa ra những chính sách thích hợp để giảm thiểu những khoản nợ này.

Thứ ba: Nhìn chung, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng tuy có tăng

trưởng trong những năm vừa qua nhưng đang có xu hướng chậm lại. Đặc biệt từ năm 2011 đến năm 2012 còn giảm 1,45 %, sang năm 2013 mới tăng trở lại 9,23%. Do đó , Ngân hàng cần chú trọng hơn đến hoạt động này.

Thứ tư: Công tác Marketing Ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những

kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn có những hạn chế, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng dư nợ.

Thứ năm: Trình độ của cán bộ chuyên môn có có nhiều bất cập. Đội ngũ

cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hàng hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm, không lường hết được rủi ro hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng còn thiếu cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án. Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chưa được thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Hồng Bàng (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)