Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Hồng Bàng (Trang 67 - 69)

A. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG

2.3.1.2.Doanh số cho vay

Bảng 8: Cơ cấu và doanh số cấp tín dụng theo ngành kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Ngành

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch % Chênh lệch % Công nghiệp 263.020 45.46% 468.348 52,84% 386.715 46,64% 182.328 63,75% -81.633 -17.43% Thương mại và dịch vụ 201.257 34,78% 302.346 34,11% 332.767 40,13% 101.089 50,23% 30.421 10.06%

Nông, lâm, ngư

nghiệp 71.032 12,28% 62.635 7,07% 58.730 7,08% -10.397 -14,24% -3.905 -6,23%

Các ngành nghề

khác 43.303 7,48% 52.977 5,98% 50.939 6,14% 5.440 11,44% -2.038 -3,85%

Hoạt động tín dụng 578.612 100% 886.306 100% 829.151 100% 278.460 45,81% -57.155 -6,45%

Sự phát triển của danh mục tín dụng theo ngành phản ánh tình hình phát triển kinh tế chung của địa bàn. Doanh số cấp tín dụng của chi nhánh đối với các ngành Công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ chiếm trên 80% tổng dư nợ. Xu thế này phù hợp với chiến lược hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn sắp tới: tập trung vào các ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng.

Từ năm 2011 đến năm 2013, doanh số cấp tín dụng cho ngành công nghiệp tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cấp tín dụng của chi nhánh. Tuy có nhiều sự biến động của ngành đóng tàu Việt Nam năm 2011 cũng đã ảnh hưởng nhiều đến các công ty đóng tàu ở Hải Phòng làm giảm tỷ trọng dư nợ tại ngành công nghiệp nhưng do có một số ngành công nghiệp nhẹ của thành phố như sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện… vẫn từng bước phát triển vững chắc làm cho dư nợ tại ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng thực tế tại Ngân hàng cho thấy, trong giai đoạn 2011 – 2013, SCB chỉ tập trung cho vay ngắn hạn (lên tới trên 70% tổng vốn cho vay) nhưng doanh số cấp tín dụng cho ngàng công nghiệp vẫn là lớn nhất (45,46% năm 2011, năm 2012 tăng lên 52,84%, và năm 2013 là 46,64%) mà những ngành công nghiệp ở Hải Phòng chủ yếu là công nghiệp nặng; điều này chứng tỏ Ngân hàng đang tiềm ẩn những rủi ro cao khi lấy ngắn cho vay dài. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng cần phải thận trọng hơn trong khâu thẩm định dự án, sát sao hơn trong những danh mục đầu tư của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Việc cho vay đối với ngành thương mại, dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng cao và chi nhánh nhận thấy đây là thị trường tiềm năng, do đó cũng mở rộng cho vay đối với các đối tượng này. Từ năm 2011 đến 2013, doanh số cấp tín dụng của chi nhánh chi lĩnh vực thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng: từ 34,11% (năm 2012) tăng lên 40,13% (năm 2013). Đây cũng là một trong những ngành thế mạnh của Hải Phòng nên việc tăng tỷ trọng cho vay đối với những ngành này là hướng đi rất đúng đắn.

Hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm đi trong giai đoạn này tuy nhiên giảm không đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Hồng Bàng (Trang 67 - 69)