Đa sóng mang

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ OFDM trong mạng không dây wimax (Trang 25 - 27)

Nếu truyền tín hiệu không phải bằng một sóng mang mà bằng nhiều sóng mang, mỗi sóng mang tải một phần dữ liệu có ích và được trải đều trên cả băng thông, thì khi chịu ảnh hưởng xấu của đáp ứng kênh (hình 2.2) sẽ chỉ có một phần dữ liệu có ích bị mất, trên cơ sở mà dữ liệu mà các sóng mang khác mang tải có thể khôi phục dữ liệu có ích. Điều này tương đương khi ghép kênh theo tần số (FDM). Do vậy, khi dùng nhiều sóng mang có tốc độ bit thấp, nhiều dữ liệu gốc sẽ được thu chính xác. Để khôi phục dữ liệu đã mất, người ta dùng phương pháp sửa lỗi hương đi (FEC-Forward Error

Correction). Ở máy thu mỗi sóng mang được tách ra khi dùng các bộ lọc thông thường và giải điều chế. Tuy nhiên để không có cần phải có khoảng bảo vệ, dẫn tới hiệu quả phổ kém.

Hình 2.2 Mô hình truyền sóng

Giải pháp khắc phục việc hiệu quả phổ kém khi có khoảng bảo vệ là giảm khoảng cách các sóng mang và cho phép phổ của các sóng mang cạnh nhau chồng lên nhau. Sự chồng lấn này là được phép nếu khoảng cách giữa các sóng mang được chọn chính xác. Khoảng cách này được chọn ứng với trường hợp các sóng mang trực giao với nhau. Đó là phương pháp ghép kênh theo tần số trực giao (OFDM), (xem hình 2.3)

Hình 2.3 FDM thông thường và OFDM

Thật ra ý tưởng của phương pháp này có từ giữa những năm 1980. Nhưng do lúc đó còn hạn chế về mặt công nghệ (khó tạo ra các bộ điều chế và giải điều chế đa sóng mang giá thành thấp theo biến đổi nhanh Fourier IFFT (Inverse Fast Fourier Transform) nên cho tới nay dựa trên những thành tựu của công nghệ mạch tích hợp phương pháp này mới được đưa vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ OFDM trong mạng không dây wimax (Trang 25 - 27)