Thẩm định khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng Nơron và ứng dụng trong thẩm định vay vốn ngân hàng (Trang 49 - 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.6.1.Thẩm định khách hàng vay vốn

Thẩm định khách hàng vay vốn là một trong những bƣớc quan trọng nhất của công tác thẩm định vay vốn. Việc thẩm định khách hàng vay vốn để xem xét khả năng trả nợ hiện tại của khách hàng, bao gồm hai nội dung chủ yếu:

- Thẩm định tƣ cách pháp nhân của khách hàng. - Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng. * Thẩm định tƣ cách pháp nhân của khách hàng

Tƣ cách pháp nhân của khách hàng vay vốn đƣợc thể hiện việc khách hàng có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ với pháp luật Việt Nam, do các cơ quan có thẩm quyền cấp và xác nhận. Khách hàng phải có đầy đủ các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh còn trong thời hạn hiệu lực: do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với hợp tác xã thì đăng kí kinh doanh do uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp, trừ trƣờng

Thẩm định hồ sơ vay vốn Thẩm định khách hàng vay vốn Thẩm định dự án vay vốn Thẩm định biện pháp bảo đảm nợ vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp kinh doanh trong các ngành nghề theo quy định riêng của chính phủ thì do ủy ban nhân dân tỉnh – thành phố trực thuộc trung ƣơng cấp (Giấy phép đầu tƣ đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài).

- Mã số thuế.

- Quyết định bổ nhiệm giám đốc (tổng giám đốc) và kế toán trƣởng. * Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng

Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng cần dựa vào các báo cáo tài chính (bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh,…) do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC, từ các nguồn thông tin khác. Thẩm định khả năng tài chính nhằm đánh giá khả năng trả nợ ở khách hàng ở hiện tại. Để thẩm định thực lực tài chính ngân hàng thƣờng dựa vào việc phân tích các tỷ số tài chính. Việc đánh giá tính hợp lí của các tỷ số tài chính tuỳ theo từng ngành, từng quy mô doanh nghiệp khác nhau, tuỳ từng Ngân hàng có những chỉ tiêu khác nhau. Sau đây là một số các tỷ số tài chính thƣờng sử dụng:

Các tỷ số thanh khoản: là tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Các tỷ số thanh khoản bao gồm: tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản nhanh. Các tỷ số này đƣợc xác định từ bảng cân đối tài sản. Tỷ số thanh khoản hiện thời hay còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn xác định khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh) là cao hay thấp. Tỷ số thanh khoản hiện thời đƣợc xác định bằng công thức:

Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp là rất thấp, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo trả nợ,

Tỷ số thanh khoản hiện thời =

Giá trị tài sản lƣu động Giá trị nợ ngắn hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣợc lại nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lƣu động để trả nợ.

Tỷ số thanh khoản nhanh: tỷ số thanh khoản hiện thời bao gồm cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lƣu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ để chuyển thành tiền, do đó ngƣời ta còn tính tỷ số thanh khoản nhanh:

Nếu tỉ số này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán khả quan. Ngƣợc lại, nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán, do vậy doanh nghiệp có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Nếu hệ số này quá cao cũng không tốt, vì vốn bằng tiền quá nhiều dẫn đến vòng luân chuyển tiền chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Các tỷ số đòn bẩy tài chính: hay còn gọi là tỷ số nợ là tỷ số đo lƣờng mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty, bao gồm: tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu, tỷ số nợ so với tổng tài sản và tỷ số nợ quá hạn.

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó đo lƣờng khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tỷ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ số cho biết quan hệ đối ứng giữa vốn của doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng. Trên góc độ ngân hàng, tỷ số nợ này nên biến động trong khoảng

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị nợ Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số thanh khoản nhanh = Tổng số vốn bằng tiền Giá trị nợ ngắn hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ 0 – dƣới 1. Nếu lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp quá lệ thuộc vào vốn vay, rủi ro của doanh nghiệp sẽ dồn hết cho ngân hàng.

Tỷ số nợ so với tổng tài sản: đánh giá mức độ nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty. Tỷ số này đƣợc tính bằng công thức:

Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1 có nghĩa toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ và thực tế công ty sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc. Khi cho vay, ngân hàng không thích khách hàng nào có tỷ số nợ quá lớn vì khả năng trả nợ vay giảm rất nhiều.

Tỷ số nợ quá hạn:

Các tỷ số hiệu quả hoạt động: ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua các tỷ số này ta hiểu thêm về hiệu quả hoạt động của khách hàng, từ đó củng cố thêm niềm tin về khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ số hoạt động là những tỷ số tài chính đƣợc xác định dựa vào thông tin rút ra từ cả bảng cân đối tài sản lẫn báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Tỷ số hoạt động tồn kho: đánh giá hiệu quả quản lí tồn kho của công ty. Tỷ số này có thể đo lƣờng bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho. Thời gian tồn kho càng thấp thì vòng quay hàng tồn kho càng cao, tức hiệu quả hoạt động hàng tồn kho của công ty cao.

Tỷ số nợ quá hạn = Tổng giá trị nợ quá hạn Tổng dƣ nợ ngân hàng Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng giá trị nợ tổng tài sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ số hoạt động khoản phải thu: hay vòng quay khoản phải thu cho ta biết chất lƣợng của khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp. Công thức xác định tỷ số này:

Để xác định tỷ số này ta cần biết doanh thu bán chịu ròng. Trong các bản cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam không thể hiện khoản doanh thu này. Để xác định ta cần dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính hoặc ƣớc lƣợng xem tỷ trọng bán chịu trong tổng doanh thu là bao nhiêu?

Từ số liệu vòng quay khoản phải thu ta xác định kỳ thu tiền bình quân hay vòng quay khoản phải thu tính theo ngày để biết đƣợc thời gian thu hồi đƣợc khoản phải thu:

Tỷ số hoạt động tổng tài sản: đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của công ty. Hiệu quả hoạt động của tổng tài sản đƣợc đo bằng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay càng cao tức doanh thu càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty càng cao:

Kỳ thu tiền bình quân =

Số ngày trong năm Số vòng quay khoản phải thu Vòng quay khoản

phải thu =

Doanh thu bán chịu ròng hàng năm Bình quân giá trị khoản phải thu Vòng quay

hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các tỷ số khả năng sinh lợi: khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi. Khi cho vay nhân viên tín dụng rất quan tâm đến việc phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu phân tích khả năng sinh lợi, ta sử dụng các tỷ số sau:

Khả năng sinh lợi so với tài sản: cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tùy theo mục tiêu phân tích mà tính lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế. Cổ đông thƣờng quan tâm đến phần lợi nhuận họ đƣợc phân chia nên khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản thƣờng sử dụng lợi nhuận ròng sau thuế:

Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu: đo lƣờng khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu bỏ ra. Dƣới góc độ doanh nghiệp, chỉ quân tâm đến lợi nhuận sau cùng mà họ nhận đƣợc nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng sau thuế đƣợc sử dụng trong việc tính toán tỉ số này:

Trên góc độ ngân hàng, thƣờng quan tâm đến tỷ số lợi nhuận trƣớc thuế vì phần trả nợ gốc và lãi là phần chi trả trƣớc sau khi nộp thuế. Nếu doanh nghiệp có tỷ số lợi nhuận sau thuế cao đủ đảm bảo trả nợ và lãi thì càng tốt vì khả năng thu hồi nợ càng đảm bảo hơn.

Tỷ số lãi ròng so với vốn chủ sở hữu

(ROE)

=

Lợi nhuận ròng sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ số lãi ròng

So với tài sản (ROA) =

Lợi nhuận ròng sau thuế Giá trị tổng tài sản Hiệu quả sử dụng tài

sản =

Doanh thu ròng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Cách đánh giá tình hình tài chính qua các tỷ số:

Tuỳ theo quy định của từng Ngân hàng, dựa vào các tỷ số tài chính ta có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Có thể đánh giá trực tiếp nhƣ đã trình bày ở trên hoặc theo nhiều cách khác nhau. Đối với MaritimeBank, dựa vào từng ngành, quy mô của doanh nghiệp rồi đánh giá cho điểm. Nếu đạt điểm tiêu chuẩn nào thì tình hình tài chính theo chuẩn ấy. Sau khi tính tổng điểm của doanh nghiệp thì đánh giá nhƣ sau:

- Từ điểm: 59

Ngân hàng chỉ xem xét cho vay đối với những doanh nghiệp đạt từ 59 điểm trở lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng Nơron và ứng dụng trong thẩm định vay vốn ngân hàng (Trang 49 - 55)