Mô hình Dupont: Mô hình tài chính Dupont là một trong những mô hình thường được vận dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thể hiện bằng các tài sản đầu tư. Kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận. Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lợi của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu nào. Thông qua phân tích, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn. Trong phân tích theo mô hình Dupont, cụ thể như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài
LNST LNST Doanh thu
TSBQ Doanh thu TSBQ
Tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA)
=
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) x
Vòng quay của tài sản bình quân (SOA)
Sau đó dựa vào mô hình tài chính chi tiết này để nghiên cứu, xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của tài sản (ROA).
Ý nghĩa của mô hình Dupont như sau: Bên phải triển khai số vòng quay của toàn bộ tài sản bình quân: phần này trình bày tài sản ngắn hạn bình quân cộng với tài sản dài hạn bình quân bằng tổng số tài sản doanh nghiệp sử dụng. Doanh thu thuần tiêu thụ chia cho toàn bộ tài sản bình quân cho biết số vòng quay của tài sản trong kỳ phân tích.
Số vòng quay của tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản đó càng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản.
Nhìn vào bên phải ta thấy vòng quay của tài sản bình quân bị ảnh hưởng bởi những nhân tố sau:
- Tổng doanh thu thuần càng lớn, số vòng quay càng nhiều - Tài sản bình quân càng nhỏ, số vòng quay càng nhiều
Song tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, trong thực tế 2 chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản bình quân tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng.
Trên cơ sở đó nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay của tài sản thì cần phân tích các nhân tố liên quan, phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số vòng quay của tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên trái triển khai tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần: Phần này trình bày tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí bằng lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần chia cho doanh thu thuần bằng tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần.
Bên trái cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của doanh thu thuần cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp. Đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ.
Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản cũng cần phải quan tâm đến mức tăng của vốn chủ sở hữu bởi số vòng quay của tài sản bình quân và sức sinh lời của doanh thu thuần là hai nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Mặt khác, để tăng lợi nhuận trong tương lai cũng cần phải đầu tư thêm. Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, cần phải kết hợp tăng vốn chủ sở hữu và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngoài. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp dựa vào mô hình tài chính Dupont giúp đánh giá đầy đủ hiệu quả trên mọi phương diện. Đồng thời phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản để từ đó có các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.