Trong quá trình tiện, nhiệt sinh ra chủ yếu do công chuyển từ hiện tượng biến dạng dẻo trong quá trình hình thành phoi gia công, ma sát giữa dao và chi tiết gia công, ma sát giữa bề mặt tiếp xúc phoi và mặt trước của dao. Khi không sử dụng các biện pháp trơn nguội, hầu hết nhiệt sinh ra được tồn đọng trong phoi gia công, một số khác truyền vào dụng cụ cắt và chi tiết gia công. Lượng nhiệt truyền vào chi tiết gia công sẽ gây nên các hư hỏng lớp bề mặt. Phần khuếch tán vào dụng cụ cắt sẽ
gây nên các hiện tượng lẹo dao, các hư hỏng nhiệt (biến dạng dẻo, các phản ứng hóa học xảy ra kèm theo), các hư hỏng cơ khí (mài mòn, mỏi, nứt tế vi). Các hư hỏng hình thành trên dụng cụ cắt sẽ gây nên các dạng hư hỏng liên quan trên bề mặt chi tiết gia công. Do vậy, các biện pháp làm giảm nhiệt gia công sẽ có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng bề mặt chi tiết gia công và tuổi bền dụng cụ cắt.
Nhiệt cắt trong quá trình tiện cứng sử dụng dao cắt CBN để tiện khô có thể lên
đến 950oC. Nhiệt gia công càng cao khi gia công chi tiết có độ cứng càng cao. Khi sử dụng các giá trị chếđộ cắt càng cao thì nhiệt sinh ra càng lớn. Nhiệt cắt chịu ảnh hưởng rất lớn bởi vận tốc cắt và ít chịu ảnh hưởng của bước tiến dao và chiều sâu cắt. Sử dụng các phương pháp BT-LN khác nhau với các dung dịch khác nhau nhằm hạn chế các ảnh hưởng ngoài mong muốn này khi gia công.
Li và Liang [39] đã thực hiện quá trình đo nhiệt cắt trong quá trình tiện cứng sử dụng dao cắt Carbide. Điểm đo nhiệt được thực hiện tại phía dưới lưỡi cắt. Kết
quả cho thấy các phương pháp BT-LN khác nhau, có ảnh hưởng khác nhau đến giá trị nhiệt cắt, song chúng đều có cùng chung một chu trình quan hệ theo thời gian cắt và vận tốc cắt. Nhiệt cắt sinh ra khi bôi trơn tối thiểu xấp xỉ bằng nhiệt cắt khi bôi trơn tưới tràn trong khi đó nhiệt cắt khi tiện khô lại quá cao. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của phương pháp bôi trơn tối thiểu đến khả làm nguội khi gia công tương đương với quá trình bôi trơn tưới tràn. Ở đây, nhiệt cắt tăng nhanh khi tăng vận tốc cắt từ 100 đến 200 m/phút nhưng khi vận tốc cắt cao hơn thì nhiệt cắt tăng không đáng kể. Nhiệt cắt cũng tăng nhanh trong khoảng thời gian cắt trước 1 phút, thời gian sau đó (đến 10 phút) nhiệt cắt tăng chậm và tỷ lệ với thời gian.
Hình 2.6: Các vùng sinh nhiệt chủ yếu khi tiện [48]
Để khẳng định các ảnh hưởng của quá trình MQL đến nhiệt cắt, Khan và Dhar [33] đã kiểm tra các đặc tính của phoi hình thành trong quá trình tiện. Kết quả cho thấy những dấu hiệu liên quan đến khả năng BT-LN của phương pháp bôi trơn tối thiểu so với các phương pháp khác. Hệ số co rút phoi ít hơn, bề mặt sau của phoi bóng và nhẵn hơn trong quá trình tiện sử dụng MQL. Điều đó khẳng định một lượng dung dịch trơn nguội đáng kể đã xuất hiện giữa vùng tiếp xúc dao-phoi và phát huy tác dụng của chúng ở đó. Khi hệ số co rút của phoi ít hơn, sự chuyển biến thành nhiệt từ quá trình biến dạng dẻo sẽ ít hơn do đó nhiệt cắt sẽ giảm. Mặt khác, khi bề mặt phoi-dao được bôi trơn, phoi sẽ chuyển động có lực ma sát nhỏ hơn, diện tích tiếp xúc ít hơn và sẽ càng ít làm tăng nhiệt cắt hơn.