Hiệu quả của biện pháp can thiệp

Một phần của tài liệu xây dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh glôcôm từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương (Trang 35 - 38)

4.3.2.1. Đối với đối tượng cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt cho người bệnh glôcôm

- Đánh giá kiến thức của nhân viên y tế chuyên khoa mắt tại các tuyến đã có tiến bộ rõ rệt từ nhận thức, đến thái độ và thực hành, sau một thời gian (2008 - 2010) được tác động.

Để nâng cao chất lượng khám và chẩn đoán bệnh glôcôm ở tuyến y tế chuyên khoa, chúng tôi đã đề xuất cải tiến mẫu bệnh án nhằm khai thác những thông tin về bệnh một cách chính xác và đầy đủ hơn do đó sau can thiệp 100% bệnh án glôcôm đạt yêu cầu, trong khi đó ở tỉnh đối chứng 100% bệnh án vẫn không đạt yêu cầu.

- Đánh giá kiến thức của người bệnh glôcôm

Sự thay đổi của người bệnh về bệnh glôcôm ở Nam Định trong 2 thời điểm trước và sau can thiệp (2008 - 2010) đã có sự tiến bộ rõ rệt với p < 0,0001 chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 2,93%. Trong khi đó tỉnh đối chứng (Thái Bình) chỉ số hiệu quả chỉ đạt được 0,9%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của H.Barker và I.E. Murdoch (2004): Sau khi được cung cấp bằng các hình thức truyền thông thì nhận thức của người dân tăng lên 13% ở miền Nam nước Anh.

- Thái độ và thực hành của người bệnh glôcôm

Trước can thiệp người bệnh glôcôm ở Nam Định có một thái độ ít quan tâm đến glôcôm ở ỷ lệ rất cao (93,2%). Sau khi được can thiệp người bệnh glôcôm có thái độ về thực hành cao (80,6%) (với p < 0,001). Chỉ số hiệu quả can thiệp ở Nam Định là 1085%. Trong khi đó ở Thái Bình chỉ số hiệu quả là 463%. Điều này chứng tỏ rằng công tác truyền thông trong cộng đồng đã giúp cho việc nâng cao về kiến thức nói chung của người bệnh glôcôm ở Nam Định vượt trội hơn Thái Bình

n & % Nam Định (n = 103) Thái Bình (n = 112) p1-2 p1-3 p2-4 p3-4

2008 2010 2008 2010 Khi phát hiện có triệu

chứng bệnh đi khám, n 25 89 18 91 0,000 0,133 0,306 0,000 % 24,4 86,4 16,1 81,3 Đi khám mắt định kỳ theo hẹn của bác sĩ n 4 72 0 2 0,000 0 - 0,000 - % 3,9 69,9 0 1,8

Kết quả trên đánh giá sự tiến bộ rõ rệt về thực hành của người bệnh glôcôm ở tỉnh Nam Định (được can thiệp) có hiệu quả tốt hơn.

4.3.2.2. Đánh giá các biến đổi tại mắt

- Qua một thời gian tác động của các giải pháp can thiệp, tỷ lệ người bệnh có thị lực ổn định ở Nam Định cao hơn so với tỉnh đối chứng (Thái Bình).Tương tự tỷ lệ nhãn áp điều chỉnh ở Nam Định cao hơn so với Thái Bình (97,2% và 93,2%). Tỷ lệ ổn định về thị trường ở Nam Định cũng cao hơn so với Thái Bình chứng tỏ hiệu quả can thiệp so với đối chứng.

Như vậy cho thấy hệ thống quản lý và theo dõi bệnh glôcôm đã có hiệu quả tốt trong duy trì và bảo tồn chức năng thị giác trên những người bệnh glôcôm.

VI. KẾT LUẬN

6.1. Thực trạng bệnh glôcôm và nguy cơ cao ở 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình

1.1. Tỷ lệ bị glôcôm: Nam Định có tỷ lệ 2,2% - Thái Bình có tỷ lệ 2,4% Tỷ lệ người có nguy cơ cao bị glôcôm:

Nam Định có tỷ lệ 10,8% - Thái Bình có tỷ lệ 6,7% 1.2. Tỷ lệ người bệnh không hiểu biết về bệnh glôcôm: rất cao, 99% và 100%. 1.3. Tình hình quản lý bệnh glôcôm

Sau khi khám sàng lọc, số người bệnh tiếp tục đi khám ở tuyến trên: Nam Định chiếm 6,8%, Thái Bình 10,9%. Tại Thái Bình có 81,4% người bệnh được chẩn đoán từ lúc trước và vẫn còn 18,6% chưa được điều trị gì. 61,2% người bệnh ở Nam Định và 75% người bệnh ở Thái Bình ít quan tâm tới bệnh.

- Cơ sở y tế về chăm sóc mắt ít về số lượng, trang thiết bị thiếu thốn, nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

6.2. Xây dựng mô hình quản lý và theo dõi bệnh glôcôm

Mô hình đã lập được hồ sơ theo dõi cho 33% trường hợp glôcôm và người có yếu tố nguy cơ cao (trong đó có 64,3% được theo dõi ở tuyến xã và 95,1% được theo dõi ở tuyến huyện).

6.3. Hiệu quả can thiệp

3.1. Lên hệ thống y tế, kiến thức của cán bộ y tế về công tác chăm sóc mắt người bệnh glôcôm đã được nâng cao so với tỉnh đối chứng.

Tại Nam Định đã xây dựng được một hệ thống quản lý bệnh glôcôm với kết quả ban đầu được xem là tốt.

3.2. Hiệu quả về nâng cao kiến thức về glôcôm ở người bệnh: tỷ lệ người bệnh được nâng cao ở mức tốt và khá là 3,9% chăm sóc hiệu quả can thiệp là 2,93% (Nam Định), chăm sóc hiệu quả đối chứng (Thái Bình) 0,9%, hiệu quả can thiệp 2,03%).

3.3. Hiệu quả lên thái độ, thực hành của người bệnh glôcôm đã được cải thiện . 3.4. Hiệu quả của hoạt động quản lý bệnh glôcôm trong cộng đồng

- Tỷ lệ thị lực ở Nam Định giảm nhiều hơn so với Thái Bình

- Nhãn áp điều chỉnh ở Nam Định cao hơn Thái Bình (97,2% và 93,2%) - Tỷ lệ bệnh ổn định ở Nam Định cao hơn Thái Bình (88,3% và 71,2%)

KIẾN NGHỊ

1. Bộ Y tế cần nghiên cứu mở rộng mô hình quản lý bệnh glôcôm ở các tỉnh có đủ điều kiện.

2. Bộ Y tế có kế hoạch nâng cấp các cơ sở chuyên khoa mắt (về trang thiết bị, nhân lực, nguồn lực).

3. Các viện chuyên ngành vè mắt, các cơ sở y tế cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn glôcôm cho những cán bộ y tế chuyên sâu về glôcôm ở các tuyến y tế.

Một phần của tài liệu xây dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh glôcôm từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w