Nghĩa của niềm tin trong đạo phật

Một phần của tài liệu Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt (Trang 27 - 34)

III. VẤN ĐỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

3.2.nghĩa của niềm tin trong đạo phật

Khi đạo phật du nhập vào việt Nam, Đức phật đã được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người (không chỉ phật tử) thoát mọi tai hoạ: nghiêng vai ngửa vái phật trời - đương cơn nạn đồ người trầm luân? làm nên mây mưa sấm chớp để mùa mang tốt tươi. Ban cho người hiếm muộn con (có tục đi chùa cầu tự) Ban cho người bình dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc vào lúc giao thừa) Cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mới nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn người chết).

Cùng với sự phát triển của xã hội các nghĩ của con người cũng phát triển theo, những tư tưởng tiến bộ khoa học được con người tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống. Nhưng không phải vì thế mà đạo phật mất đi gía trị thiêng liêng của nó. Tuy rằng đất nước đang vươn tới một xã hội văn minh hiện đại nhưng vẫn phải giữ được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là tư tưởng nhân văn, lòng nhân áI và tinh thần lạc quan. Hướng con người tới Chân Thiện Mỹ. Những tư tưởng, lời dạy trong đạo phật đã giúp con người vượt qua những khó khăn, gian khổ. Giúp những mảnh đời bất hành tìm đến tương lai.

Đạo phật còn có ý nghĩa to lớn là giúp cho người dân duy trì không gian linh thiêng những truyền thống văn hoá. Phật giáo không khẳng định mình từ những gì nó thể hiện. Mà nó thể hiện giá trị của mình qua những giá trị văn hoá mà nó mang lại. Khi người dân hướng tới Phật hay đi vào lễ chùa… trong lòng mỗi người luôn coi đức Phật là thiêng liêng, cao quý nhất. Và luôn phảI gìn giữ sự thanh tịnh cho nơi thờ phật cũng như tâm hồn mình. Trong cái không gian linh thiêng ấy, quá khứ

và hiện tại, hư vô và trần tục, giữa cái phàm trần và cái siêu phàm gặp gỡ nhau để cùng nhau vươn tới cái chân thiện mỹ. Đây là giá trị tâm linh mà đạo Phật có được.

Ý nghĩa tâm linh

Không phải ngẫu nhiên ở Việt Nam lại có nhiều chùa đến vậy. Việc này bắt nguồn từ sự ý thức về lòng biết ơn khát vọng hạnh phúc và khát vọng về một thế giới bình an. Nó được thể hiện rất cụ thể khi mỗi cá nhân đứng trước những hoàn cảnh khó khăn hay đứng trước bàn thờ Phật. Niềm tin ở đây chỉ là những niềm tin hư ảo. Nhưng chỉ cần cái hư ảo ấy mà cuộc sống trần tục bớt bộn bề lo toan để rồi mỗi khi có việc cần giúp đỡ người ta lại cầu mong sự trợ giúp của đức Phật và sau những thành công thì họ lại tạ ơn, vì tin rằng đã nhận được sự giúp đỡ của đức Phật.

Chính vì những ý nghĩa cao cả ấy mà đã quy định sự tồn tại vững bền của niềm tin trong đạo Phật của người Việt.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Đối với bất kỳ tôn giáo nào, niềm tin tôn giáo cũng chiếm vị trí trung tâm. Thuật ngữ tín đồ trong ý thức của chúng ta đồng nghĩa với khái niệm “con người có niềm tin tôn giáo” không thể đến với tôn giáo hoặc trở thành tín đồ hay theo tôn giáo nếu cá nhân đó thiếu niềm tin tôn giáo.

Cuộc sống luông căng thẳng và đầy bon chen, con người luôn gặp những bất ổn về mặt tâm lý, người ta tìm đến với tôn giáo như một cứu cánh cho sự thất bại cuộc sống hiện tại. Con người luôn khao khát dựa vào lực lượng siêu nhiên nhằm tìm kiếm sự che chở, giúp đỡ các ước muốn về một cuộc sống cực lạc và vĩnh hằng là một nhu cầu của con người. Theo quy luật của tâm lý những nhu cầu nào mà chưa được thoả mãn thì nó là động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Vì thế thế giới cực lạc mãi là khát khao, là ước vọng là sự vươn tới của con người. Đối với dân tộc ta vốn coi trọng cái tình, cái nghĩa, quý mến những cái đẹp cộng với những giá trị nhân văn cao cả, Phật giáo đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Như vậy bằng rất nhiều lý do khác nhau có được từ việc tìm hiểu “niềm tin trong đạo Phật của người Việt” tôi có thể khẳng định rằng:

Các tín đồ đến với Phật giáo với nhiều nhu cầu khác nhau phụ thuộc vào chính cá nhân họ, phần lớn là tìm chỗ dựa tinh thần, giải quyết các nhu cầu hiện tại của con người và tìm kiếm sự an ủi, sự thanh thản. Một số lễ thức đã giúp cho người đi lễ chùa giảI toả những căng thẳng và tìm lại sự thăng bằng sau những biến đổi thất thường trong cuộc sống của họ. Việc tạo niềm tin từ tất cả những gi vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, vừa hư thực đã làm nên sức sống cho đạo phật trong lòng người dân Việt nói riêng và các tín đồ của đạo Phật nói chung. Đây cũng là khía cạnh tâm lý quan trọng khi nghiên cứu về tôn giáo hay tín ngưỡng. Nếu chúng ta không quan tam đến khía cạnh tâm lý này thì không thể lý giải được bản chất của

đạo Phật cũng như các tôn giáo khác. Thông qua việc nghiên cứu niềm tin trong Đạo Phật ta còn có thể có cơ sở để hiểu sâu về tôn giáo này.

Nắm được những đặc điểm cơ bản của niềm tin tôn giáo sẽ giúp chúng ta đề ra được những chủ trương, biện pháp phù hợp và có hiệu quả trong việc tuyên truyền giáo dục những người theo tôn giáo, để họ có thể phát huy và cống hiến tiềm năng của mình cho công cuộc đổi mới đất nước nhằm xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, công bằng và văn minh “tốt đời đep đạo”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lý học tôn giáo (Vũ Dũng – NXB Khoa học)

2. Tập bàI giảng tôn giáo học (GS. TS Nguyễn Hữu Vui)

3. Tiềm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Trần Ngọc Thêm)

4. Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía bắc (Hoàng Lương – NXB ĐH Quốc Gia)

5. Nguyên nhân tâm lý – xã hội thúc đẩy người dân HảI Hởu đi lễ chùa (Đoàn Thị Thanh Huyền)

6. Tạp chí tâm lý học (Số 2/83)

7. Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý)

8. Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Niềm tin tôn giáo trong Đạo Phật của người dân Việt Nam” em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Hồi Loan và các thầy cô trong khoa tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Em xin cảm ơn PGS. TS Nguyễn Hồi Loan đã tạo đIều kiện giúp em hoàn thành đề tài này.

Khả năng bản thân có hạn nên chắc chắn đề tài vẫn có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, tháng 1 năm 2007

Sinh viên Phạm thị Thương

MỤC LỤC

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...1

2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. 2 Nhiệm vụ...3

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG I: MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT...5

I. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT ...5

1. Lịch sử hình thành Đạo Phật ...5

2. Giáo lý cơ bản của Đạo Phật ...6

3. Phật giáo ở Việt Nam...8

II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI...11

1. Khái niệm tôn giáo. ...11

2. Niềm tin tôn giáo...12

CHƯƠNG II: NIỀM TIN TRONG ĐẠO PHẬT CỦA NGƯỜI VIỆT...18

1. Nhìn nhận niềm tin trong Đạo Phật từ góc độ tâm lý học...18

1.1. Những biểu hiện của niềm tin trong Đạo Phật...18

2. 2. Những biểu hiện tiêu cực của niềm tin tôn giáo (mê tín, dị đoan)...23

III. VẤN ĐỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...26

3.1. Vấn đề niềm tin tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa...26

3.2. Ý nghĩa của niềm tin trong đạo phật...27

PHẦN III: KẾT LUẬN...29

TÀI LIỆU THAM KHẢO...31

LỜI CẢM ƠN...32

Một phần của tài liệu Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt (Trang 27 - 34)