Vấn đề niềm tin tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt (Trang 26 - 27)

III. VẤN ĐỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

3.1. Vấn đề niềm tin tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa

Tôn giáo là một phạm trù lịch sử ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Những người nguyên thuỷ đã từng sống hàng triệu năm không có tôn giáo. Tôn giáo ra đời từ thời cuối của công xã nguyên thuỷ, tồn tại trong các xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Khi con người đạt đến mức trưởng thành cao và đIều kiện sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của xã hội đạt đến trình độ rất cao thì tôn giáo sẽ không còn lý do tồn tại.

Đạo phật phản ánh nhu cầu giảI phóng và nhu cầu hạnh phúc của con người, nó có ý nghĩa giáo dục nhân văn, nhân đạo đối với quần chúng. Nó thâm nhập với quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ, biến thành đức tin, lối sống đạo đức của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Ở Việt Nam sinh hoạt tôn giáo (đạo phật) đã trở thành một nhu cầu tinh thần và tình cảm của dân tộc gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.

Mờy năm gần đây sinh hoạt tôn giáo ở nước ta có phần phát triển, đình chùa miếu mạo, thánh thất được tu sửa và tôn tạo xây cất lại. Số người tham gia các hoạt động tôn giáo ra tăng những hoạt động lễ hội gần đây gần gũi với tôn giáo càng nhiều, mang nhiều màu sắc khác nhau bao gồm cả mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của quần chúng sau một thời kỳ chưa được quan tâm đúng mức, nay có xu thế đổi mới và dân chủ hoá nên có điều kiện thể hiện, đáp ứng nguyện vọng của các tín đồ. Mặt khác cũng nói lên điều không bình thường vì trong đó không chỉ có sinh hoạt tôn giáo thuần tuý mà còn biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín di đoan.

Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “tín ngướng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tư do tin ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân.

Một phần của tài liệu Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w