Các chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG ETHANOL (Trang 76 - 77)

I. Tổng quan về Xăng

I.1.2.4.Các chỉ tiêu khác

Hàm lượng chì.

Để tăng chỉ số octane của xăng thì người ta pha thêm vào xăng nước chì ((C2H5)4Pb + C2H5Br hoặc C2H5Cl ). Nước chì rất độc, gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương, do đó ngày nay người ta không sử dụng xăng pha chì nữa.

Hàm lượng lưu huỳnh.

Bất kỳ một loại dầu thô nào cũng chứa hàm lượng lưu huỳnh nhất định. Trong quá trình chế biến các hợp chất lưu huỳnh được loại ra khỏi sản phẩm nhưng vẫn còn một phần tồn tại trong sản phẩm cuối cùng. Vì vậy xăng bao giờ cũng chứa một hàm lượng lưu huỳnh nhất định. Lưu huỳnh tồn tại trong xăng gây ăn mòn động cơ và ô nhiễm môi trường do quá trình cháy tạo ra SO2 và SO3. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của bộ xúc tác. Hàm lượng lưu huỳnh được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D1266.

Hàm lượng aromatic.

Sự có mặt của các hydrocacbon thơm trong xăng làm tăng chỉ số octane nhưng nếu hàm lượng quá lớn làm cho nhiên liệu khó cháy, mặt khác chúng là các hợp chất gây tác hại tới sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, hàm lượng benzen được quy định nhỏ hơn 1% thể tích và hàm lượng hydrocacbon thơm nhỏ hơn 20% thể tích.

Hàm lượng nước và các tạp chất cơ học.

Về yêu cầu kỹ thuật, hàm lượng nước và các tạp chất cơ học không được tồn tại trong xăng. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển và tồn chứa, nước tự do có thể lẫn vào. Biết được hàm lượng nước trong xăng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc tính toán khối lượng sản phẩm, khả năng chống ăn mòn... Tổng hàm lượng nước xác định theo phương pháp ASTM D95-83. Đối với hàm lượng tạp chất cơ học yêu cầu kỹ thuật không cho phép tồn tại trong xăng. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và tồn chứa, hàm lượng tạp chất cơ học có thể tăng lên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG ETHANOL (Trang 76 - 77)