3.3.1. Giải pháp vĩ mô
3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu như không có văn bản qui định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất, kịp thời các nhà đầu tư sẽ vô cùng lung túng, e ngại khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Họ sẽ không thể biết được làm như thế nào để xin phép đầu tư, vốn góp theo tỷ lệ như thế nào, làm thể nào để chuyển tiền, lao động, máy móc, công nghệ… ra nước ngoài đầu tư. Do vậy để có một môi trường
pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho chủ đầu tư dễ dàng đầu tư ra nước ngoài chúng ta cần tiến hành hoàn chỉnh các văn bản qui phạm pháp luật.
Sự ra đời của Nghị định 78/2006/NĐ – CP đã tạo ra sự đột biến trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, do điều kiện tình hình có nhiều thay đổi, Nghị định này có nhiều điểm không phù hợp, cản trở hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định này, đồng thời nhanh chóng chuẩn bị thông tư hướng dẫn thực hiện, cụ thể.
- Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định, cho phép các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với các nước khác đầu tư ra nước ngoài để tăng cường năng lực tài chính, công nghệ…
- Nới rộng qui mô cho hép đầu tư ra nước ngoài mà không phải xin phép ý kiến của Thủ tường Chính phủ lên trên con số 1 triệu USD để các doanh nghiệp phát huy được tiềm lực tài chính cũng như khả năng huy động vốn của mình.
Để Nghị định này được thực hiện tốt bên cạnh đó phải tiến hành xây dựng các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đầu tư ra nuớc ngoài, và thực hiện một số biện pháp như:
- Xây dựng chế độ chuyển tiền đồng Việt Nam sang Kíp Lào và ngược lại, không hạn chế việc cho ngân hàng liên doanh Việt Lào chuyển đổi tại ngân hang giữa tiền Việt và Kíp theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Xây dựng các qui chế hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc chuyển giao công nghệ ra nước ngoài.
- Xây dựng các chế tài qui định cụ thể chế độ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, chế độ kiểm tra, đáng giá hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài.
- Trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để tránh các sai sót, chồng chẻo trái ngược nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư.
- Tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát để đánh giá hiệu quả, những vướng mắc trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài để kịp thời điều chính các văn bản qui phạm một cách phù hợp.
- Cải cách trong thủ tục hành chính trong thực hiện cấp phép đầu tư ra nước ngoài.
Hệ thống pháp luật chính là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng làm tiền đề cho doanh nghiệp có những quyết định đầu tư ra nước ngoài. Một hệ thống luật pháp về đầu tư ra nước ngoài thông thoáng, ưu đãi sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình đầu tư quốc tế, nâng cao năng lực cũng như vị thế của doanh nghiệp.
3.3.1.2 Đơn giản hoá thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư.
Theo đánh giá hiện nay thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư đang là vấn đề gây bức xúc với nhiều doanh nghiệp, làm chậm hoặc lỡ mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cần đưa ra các biện pháp để các thủ tục này được tiến hành nhanh chóng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
- Trước hết, cần mở rộng sự phân cấp cấp phép cho dự án đầu tư ra nước ngoài, giao cho địa phương thẩm quyền cấp phép đầu tư ra nước ngoài đặc biệt là trong tương lai khi khối lượng vốn cũng như số lượng vốn đầu tư ra nước ngoài tiếp tục gia tăng.
- Thứ hai, tiến hành điều chỉnh qui trình thẩm đinh, giao công việc về chung một đầu mối xem xét, cấp phép không phải qua thẩm đinh, xin ý kiến từ nhiều cơ quan chức năng theo cơ chế chịu trách nhiệm tập thể như hiện nay. Trên cơ sở đăng kí cấp phép, cơ quan này sẽ quyết định cấp phép mà
không phải lấy ý kiến từ các ban ngành địa phương, những dự án lớn, quan trọng chỉ lấy ý kiến một nơi là cơ quan ngân hang, hoặc cơ quan tài chính.
- Thứ ba, tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát hệ thống các loại giấy phép, nội dung trong hồ sơ dự án, để xoá bỏ các loại giấy tờ không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Các biện pháp trên nếu được thực thi, thời gian thẩm định và cấp phép đầu tư sẽ rút ngắn lại không những giúp doanh nghiệp tận dụng được thời cơ kinh doanh mà còn tạo tâm lý an tâm cho doanh nghiệp.
3.3.1.3 Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư
Các doanh nghiệp cần nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ phía nhà nước khi tiến hành đầu tư sang Lào. Do vậy, nhà nước cần phải xây dựng các chính sách ưu đãi giúp đỡ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như thu lợi nhuận, cụ thể:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đầu tư sang Lào.
- Nghiên cứu, ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư sang Lào có hiệu quả, được ưu đãi, khuyến khích như:
+ Dự án sản xuất hang hoá xuất khẩu.
+ Dự án nông lâm nghiệp, sản xuất chế biến các sản phâm từ nông lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+ Dự án công nghiệp chế biến, công nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, dự án nghiên cứu, phân tích khoa học và phát triển, dự án bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Dự án liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, tay nghề lao động và bảo vệ sức khoẻ người dân.
+ Dự án sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp quan trọng.
+ Dự án phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ.
- Xây dựng các chính sách bảo lãnh, hỗ trợ của Chính phủ về vay vốn đầu tư, về các rủi ro trong kinh doanh và đầu tư tại Lào.
- Xây dựng có chế chính sách khuyến khích các ngân hang thương mại mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Lào để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư.
- Giao nhiệm vụ cho đại sứ quán Việt Nam tại Lào thực hiện các công việc hỗ trợ cung cấp visa, hoàn thành các thủ tục đăng kí đầu tư tại Lào…để doanh nghiệp Việt Nam có thể hoạt động ổn định, lâu dài, và được bảo về quyền lợi, lợi ích trong các trường hợp có tranh chấp, khó khăn.
- Thường xuyên tổ chức trao đổi, tiếp xúc với Chính phủ Lào kí các chương trình, hiệp định tạo ưu đãi cho Việt Nam trong quá trình đầu tư sang Lào về các mặt như:
+ Hỗ trợ trong thủ tục xuất nhập cảnh đối với các nhà đầu tư và lao động Việt Nam, tiến tới bãi bỏ thủ thị thực xuất nhập cảnh.
+ Giảm bớt thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu khẩu, giảm thuế cho hang hoá của các dự án do Việt Nam sản xuất tại Lào xuất khẩu trở lại Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước phù hợp với công thức đầu tư chung của Việt Nam sang Lào là 3+2, bao gồm vốn, công nghệ và thị trường của Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên và lao động của Lào.
+ Hỗ trợ giảm thuế sử dụng đất tại Lào vì hiện giờ đây là khoản phí khá cao. + Đơn giản hoá các qui định về sử dụng vật tư, thiết bị, lao động cũng như vận chuyển các thiết bị này qua biên giới phục vụ việc triển khai thực hiện dự án một cách hiệu quả, với chính sách thuế ưu đãi nhất.
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại các qui chế, thoả thuận hợp tác đã ban hành, tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện hợp tác mới, khắc phục những vướng mắc nảy sinh.
Trong hoàn cảnh đầu tư ra nước ngoài còn là một hình thức mới mẻ, và đầu tư sang Lào là quốc gia được khuyến khích, các chính sách hỗ trợ sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với mội trường đầu tư tại Lào, thuận lợi trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3.1.4. Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến đầu tư giữa hai nước
Khi tiến hành đầu tư tại bất kì một thị trường nào, công việc cần quan tâm hang đầu đó là phân tích, đánh giá thị trường. Thông qua công tác này chúng ta sẽ xác định được ngành, lĩnh vực hoạt động đầu tư có thể mang lại hiệu quả. Để tiến hành tốt công tác này chúng ta cần thực hiện tốt một số công việc.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về văn bản qui phạm pháp luật, chính sách, lĩnh vực về đầu tư ra nước ngoài, thông tin về lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư tại Lào, thông tin về hệ thống hiệp định kí kết hang năm giữa hai nước. Tiến tới thành lập và đưa vào hoạt động các trang Web riêng thông tin về hoạt động đầu tư sang Lào.
- Tăng cường nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, thị trường, chính sách đầu tư của Lào để có thể đưa ra các hướng dẫn cụ thể định hướng các doanh nghiệp đầu tư tại Lào vào các lĩnh vực có hiệu quả, kịp thời điều chỉnh hoạt động của dự án phù hợp với luật lệ của Lào cũng như thông lệ quốc tế thông qua hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao thương mại của Lào.
- Tiến tới xây dựng ngân hàng thông tin liên quan đến đầu tư tại Lào bao gồm về các thông tin cơ bản cơ sở của đất nước Lào, các vấn đề pháp lí của Lào… để hỗ trợ các doanh nghiệp làm cơ sở ban đầu cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Lào có cơ sở tham khảo.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, các chương trình đào tạo, hướng dẫn thủ tục, qui trình đầu tư sang Lào, giới thiệu, quảng bá các cơ hội đầu tư tại Lào để các doanh nghiệp có thể tham khảo, lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp.
- Nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn đầu tư bằng cách hình thành nhiều tổ chức tư vấn đầu tư có đủ năng lực, hoạt động cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấnphục vụ tốt yêu cầu của nhà đầu tư với chi phí hợp lí.
- Mở rộng hệ thống tư vấn không chỉ đơn thuần hướng dẫn thủ tục đầu tư sang Lào… mà còn thực hiện dịch vụ tư vấn hoạt động tài chính, tư vấn kĩ thuật, tư vấn giải quyết các tranh chấp trong hoạt động đầu tư.
Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, nhà nước sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tìm kiếm các cơ hội đầu tư có chất lượng cao, có được những kiến thức chung trong đầu tư ra nước ngoài cũng như sang Lào.
3.3.1.5. Tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào
Mối quan hệ Việt – Lào là cơ sở tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào được hưởng nhiều các ưu đãi hơn so với các quốc gia khác. Do vậy, tăng cường quan hệ Việt – Lào chính là tạo điều kiện ưu đãi ngày càng nhiều hơn cho các donh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào. Một số công tác cần tiến hành nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực đầu tư là:
- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi, giữa hai Chính phủ, đánh giá kết quả hoạt động đầu tư, chỉ ra các vướng mắc trong hoạt động đầu tư. Từ đó tiến đến đàm phán, kí kết các hiệp định điều chỉnh, sửa đổi các điều khoản hợp tác đầu tư theo hướng ngày càng thông thoáng, ưu đãi hơn.
- Tiến hành viện trợ cho Lào trong một số ngành và lĩnh vực nhằm mở đường cho hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào như: lĩnh vực cơ sở hạ tầng
phục vụ việc lưu thông, vận chuyển hang hoá, lĩnh vực giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu lao động có chất lượng cao của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang Lào.
3.3.2. Giải pháp vi mô
3.3.2.1 Tăng cường tìm hiểu môi trường đầu tư của Lào
Muốn đầu tư có hiệu quả, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm cơ hội cũng như tìm hiểu môi trường vĩ mô, vi mô của Lào, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn cũng như khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp mình. Như vậy mới có thể lựa chọn được lĩnh vực, địa bàn đầu tư phù hợp. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải:
- Chủ động tìm kiếm thông tin qua các trang Web, các cơ quan đại diện kinh tế thương mại của Việt Nam, các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong đầu tư tại Lào.
- Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, liên tục cập nhật các thông tin về hệ thống luật pháp, các thay đổi trong cơ chế, chính sách, hoạt động của thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài chính tại Lào…
- Tiến hành điều tra thị trường Lào một cách trực tiếp thông qua các chuyến đi thực tế tại Lào.
- Thường xuyên tham gia các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư của Lào, các chương trình tập huấn về đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Các kiến thức, thông tin mập mở, không đầy đủ về thị trường có thể gây cho doanh nghiệp những thiệt hại cũng như những tranh chấp không đáng có. Vì vậy đây là công tác cần chuẩn bị kĩ lưỡng đầu tiên trước khi trở thành nhà đầu tư nước ngoài tại Lào.
3.3.2.2 Hoàn thiện năng lực quản lí dự án
Để thực hiện dự án một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp phải từng bước nâng cao năng lực quản lí dự án trên tất cả các khâu: quản lí thời gian, tiến độ, chi phí, chất lượng...Muốn đạt được điều đó, doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp như:
- Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các dự án, đảm bảo các nội dung trong dự án được thực hiện một cách đầy đủ.
- Thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án.
Đặc biệt quan trọng là nâng cao năng lực của các cán bộ quản lí dự án mới có thể đảm bảo cho dự án được thực hiện một cách hiêu quả.
- Có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lí dự án có trình độ chuyên môn. - Tiến hành tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lí dự án trong nước cũng như dự án tại nước ngoài.
- Thường xuyên tổ chức học hỏi kinh nghiệm, mô hình quản lí dự án của các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
3.3.2.3 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ
Đầu tư sang Lào chúng ta không thể góp vốn hoặc mang những tài sản như: đất đai, nhà xưởng để góp vốn. Mặt khác Lào lại là một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, thiếu vốn trầm trọng cũng như khả năng về công nghệ hết sức hạn chế. Đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp Việt Nam vì thế phải chủ động hoàn toàn về cả hai mảng này. Do đó, để đầu tư sang Lào có hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường năng lực tài chính cũng như