thức đầu tư
Bảng2.10: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005 Đơn vị (USD,%) Hình thức Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư sang Lào so với đầu
tư ra nước ngoài 100% vốn Việt Nam 12 322.318.74 8 87,85 88,2 Liên doanh 20 40.109.222 10,93 52,82 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 18 4.452.566 1,21 2,89
Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào
Theo qui định của Luật đầu tư Lào, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào dưới ba hình thức:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Biểu 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005
Liên doanh là hình thức có số dự án nhiều nhất chiếm tới 40% số dự án đầu tư sang Lào. Hình thức đầu tư này cũng là hình thức được ưa chuộng tại Lào hơn so với sang các quốc gia khác, chiếm tới 68,96% tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài theo hình thức này.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng chiếm tỉ trọng về số dự án đầu tư sang Lào tương đối cao khoảng 36% tuy nhiên chi chiếm có 27,27% trong tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức 100% vốn Việt Nam vẫn chiếm khối luợng dự án khá khiêm tốn 24%, mặc dù đây là hình thức phát huy được tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè khi thực hiện đầu tư bằng 100% vốn sang Lào, do vậy tỉ lệ này chỉ chiếm có 21,82% trong tổng số các dự án đầu tư bằng 100% vốn Việt Nam ra nước ngoài.
Xét theo tiêu chí qui mô vốn:
Biểu 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005
Đứng đầu về tổng vốn đầu tư sang Lào chính là hình thức 100% vốn Việt Nam. Hình thức này có số dự án thấp nhất nhưng lại chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất lên tới 87,85% tổng vốn đầu tư sang Lào, và chiếm 88,2% tổng vốn đầu tư của hình thức này ra nước ngoài. Như vậy Lào là quốc gia tiếp nhận khối lượng vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn Việt Nam cao nhất. Nhân tố nổi bật tạo nên điều này chính là dự án nhà máy thuỷ điện 273 triệu USD bằng toàn bộ vốn của Việt Nam. Như vậy đối với các dự án mà doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiềm lực tài chính lớn mạnh hình thức mà họ lựa chọn sẽ là 100% vốn của mình nhằm đạt được quyền tự chủ trong việc ra các quyết định kinh doanh cũng như trực tiếp điều hành hoạt động của dự án.
Hình thức liên doanh xếp thứ hai với 10,93% tổng vốn đầu tư nhưng lại đứng đầu về tổng số dự án. Rõ rang đây là hình thức đầu tư san sẻ rủi ro cũng như quyền lợi, do vậy các doanh nghiệp có tiềm lực vốn không đủ mạnh có
thể đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, từng bước thăm dò thị trường Lào. So với tổng vốn đầu tư cho hình thức liên doanh ra nước ngoài thì hình thức này tại Lào cũng khá phổ biến chiếm tới trên 50%.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm khối lượng vốn đầu tư khá khiêm tốn chỉ có 1% so với các hình thức khác và chiếm 2,89% vốn của hình thức này đầu tư ra nước ngoài. Sở dĩ như vậy là do chủ yếu hình thức này được áp dụng đối với các dự án thăm dò, khai thác dầu mỏ trong khi đó Lào không phải là quốc gia có được nguồn tài nguyên này.
Hình thức 100% vốn Việt Nam chủ yếu được đầu tư vào các ngành công nghiệp.
Lĩnh vực này ít được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dưới hình thức liên doanh là vì đây là các ngành đòi hỏi vốn lớn, trình độ cao về khoa học công nghệ trong khi đó các doanh nghiệp của Lào thiếu năng lực về cả hai mặt trên, còn các doanh nghiệp Việt Nam đã dám đầu tư vào ngành này lại là các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính cũng như khoa học công nghệ. Trong khi đó lĩnh vực nông nghiệp lại thích hợp để tiến hành đầu tư liên doanh, vì đây là ngành đòi hỏi nhiều lao động, và là ngành mà các doanh nghiệp Lào có hiểu biết sâu sắc về điều kiện phát triển cũng như kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi thế khi kinh doanh trong lĩnh vực này.
2.3. Đánh giá quan hệ tài chính Việt Nam – Lào
Có thể nói, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào, các hoạt động hợp tác đã rất phù hợp và gắn chặt với những mục tiêu và nội dung của quá trình cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính công của Lào.
Hầu hết các hoạt động hợp tác đã được phối hợp triển khai đúng tiến độ và đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước. Ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác đạt kết quả rõ ràng, cụ thể theo đúng như mông muốn.
Hiệu quả hoạt động hợp tác ngày càng cao, mối quan hệ phối hợp giữa hai nước ngày càng chặt chẽ. Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Tài chính Việt Nam và Văn phòng của Bộ Tài chính Lào đã làm tốt vai trò đầu mối phối hợp xây dựng chương trình cũng như hỗ trợ, giám sát và thúc đẩy quá trình hợp tác.
Tác động của các chương trình hợp tác ngày càng lớn, tính bền vững của các hoạt động hợp tác ngày càng rõ, biểu hiện ở việc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính công của Lào từng bước được sửa đổi và hoàn thiện, bộ máy tổ chức và năng lực đào tạo và đào tạo cán bộ của Bộ Tài chính Lào được củng cố và nâng cao, các công cụ, quy trình quản lý nghiệp vụ cũng được hỗ trợ phát triển.
Tất cả các tác động này đã bước đầu phát huy tác dụng, góp phần tăng số thu cho NSNN và cải thiện tình hình quản lý chi tiêu của Chính phủ. Đặc biệt, Chương trình hợp tác đã được Chính phủ hai nước đánh giá cao, tăng cường quan hệ hợp tác hỗ trợ ngày càng chặt chẽ giữa hai Bộ Tài chính và góp phần vun đắp tình hữu nghị đặc biệt và quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Chương 3
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ TÀI CHÍNH GIỮA VIỆT NAM – LÀO
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ tài chính giữa hai nước Việt Nam – Lào
3.1.1. Những thuận lợi
Cả hai nước đều chọn con đường phát triển là chủ nghĩa xã hội, tư tưởng chính trị không có mâu thuẫn đối kháng. Từ đó mỗi nước đều xây dựng hệ thống nhà nước theo nguyên tắc kế hoạch hoá dưới sự lãnh đạo của một đảng thống nhất. Do vậy có sự thông hiểu lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế tài chính. Ðây là thuận lợi quan trọng nhất.
Việt Nam và Lào đều thực hiện chủ trương hội nhập với kinh tế thế giới và mở cửa thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế của mỗi nước tạo ra sự nhất quán cao hơn trong chính sách tài chính của hai nước, nhất là trong phạm vi điều ước của tổ chức kinh tế quốc tế mà hai nước cùng tham gia.
Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước quan trọng để thúc đẩy Lào đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Việt nam. Do vậy quan hệ kinh tế với Việt Nam được Lào phải coi trọng hơn trước nhiều. Lào nhận ra rằng Việt Nam có vị trí quan trọng hơn nhiều so với một Việt Nam cô lập trong khu vực.
Việt Nam không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao ở khu vực , đã và đang đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một thuận lợi lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế tài chính giữa 2 nước.
Việc quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Ðã hình thành hệ thống nhóm hàng, nhu cầu xuất nhập khẩu
tương đối rõ ràng, nên tạo ra sự thông hiểu nhu cầu của nhau. Ðó là cơ sở cần thiết cho sự phát triển tiếp theo và cũng là căn cứ để chúng ta điều chỉnh cơ cấu hàng hoá trong quan hệ với Lào một cách phù hợp.
Những điều kiện thuận lợi đối với quan hệ tài chính Việt Nam và Lào trong thời gian tới:
Thứ nhất: Việt nam và Lào, núi liền núi, sông liền sông,có đường biên
giới chung trên đất liền dài chừng 1350 km chạy qua sáu tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và 2 tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu ( 14 huyện) của Lào. Trên biên giới chung của cả hai nước có 15 cửa khẩu ( 5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của cả hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Ðông Nam A khác ( Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Lao Bảo, cửa khẩu quốc tế Bờ Y, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã có ý tưởng xây dựng thành những khu buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho điều kiện buôn bán giữa hai nước dẫn đến thúc đẩy lưu thông tiền tệ và phát triển thanh toán quốc tế.
Thứ hai: Phát triển quan hệ tài chính Việt Nam và Lào không thể tách
rời trong bối cảnh chung về quan hệ của hai nước. Quan hệ Việt Nam – Lào gần gũi gắn bó tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có quan hệ tài chính.
Thứ ba: Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển, với
Việt Nam trở thành thành viên của khu vực buôn bán tự do ASEAN , AFTA, việc Lào đã là thành viên của ASEAN thì quan hệ tài chính Việt- Lào càng phát triển mạnh hơn nữa.
Thứ tư: Việc phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong lịch sử 50
năm qua đặc biệt là những năm gần đây sẽ là cơ sở buôn bán hai bên còn có khả năng phát triển hơn nữa.
Thứ năm:Hai nước có cùng tư tưởng chính trị, thống nhất với nhau về quan điểm chính trị. Do vậy dẫn đến mục đích phát triển kinh tế của hai nước giống nhau. Ðây là thuận lợi lớn nhất và quan trọng nhất, dẫn đến sự đồng đều trong việc đề ra chính sách của mỗi nước trong quan hệ tài chính.
Tóm lại, dù cho buôn bán hai nước còn có những khó khăn trở ngại, những điều kiện thuận lợi là cơ bản, với sự cố gắng của hai bên, tin rằng trong thế kỷ tới thế kỷ Châu Á - Thái Bình Dương, tiềm năng buôn bán qua biên giới Việt - Lào còn phát triển hơn nữa.
3.1.2. Những khó khăn
Phương tiện phục vụ quan hệ tài chính giữa hai nước còn có sự chênh lệch gây không ít khó khăn cho mỗi nước khi sự không đồng bộ xảy ra.
Cơ sở hạ tầng và vật chất của Lào còn nhiều yếu kém, thiếu sót. Do vậy đã hạn chế đến tính ưu việt trong chính sách của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp của Lào và hạn chế hiệu quả của hợp tác tài chính hai nước.
Trong tiến trình phát triển quan hệ Việt- Lào, đặc biệt là thời gian gần đây bên cạnh những mặt thuận lợi cũng nảy sinh không ít khó khăn. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển quan hệ tài chính giữa hai nước trong tương lai.
Những khó khăn trong quan hệ tài chính giữa hai nước trong thời gian tới:
Thứ nhất: Mặc dù đã có ngân hàng liên doanh giữa hai nước nhưng thực
tế từ 10 năm nay buôn bán qua biên giới Việt –Lào, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển biến, từ chỗ hoàn toàn tự phát qua phương thức " Hàng đổi hàng" , buôn bán trao tay, tiến tới ký hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng, nhưng cho đến nay lượng thanh toán qua Ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch hàng hoá của cả hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán
tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Ðiều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ tài chính Việt Nam- Lào.
Thứ hai: Trình độ phát triển khoa học và phát triển kinh tế của Việt Nam
cao hơn Lào, khiến cho tính bổ xung giữa hai bên tăng lên, nhưng mặt khác cũng gây nên ảnh hưởng bất lợi đối với chính sách tài chính Việt Nam áp dụng với Lào.
Nhìn chung, quan hệ tài chính Việt Nam- Lào có triển vọng phát triển tốt. Thuận lợi cũng nhiều và khó khăn cũng không ít. Chúng ta chủ trương giữ vững đường lối phát triển kinh tế của đất nước là phát huy nội lực, đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước vì chỉ có như vậy chúng ta mới tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và phát triển quan hệ kinh tế thương mại đối với Lào nói riêng. Những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ kinh tế thương mại với Lào sẽ được Việt Nam giải quyết bằng hệ thống chính sách đổi mới, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thiện chí hợp tác của phía bạn.
3.2. Các biện pháp thúc đẩy quan hệ tài chính Việt Nam – Lào trong thời gian tới.
Trong 5 năm tiếp theo, trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ của Bộ Tài chính Lào, Bộ Tài chính Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Tài chính Lào các nội dung hợp tác đang triển khai, đồng thời hai bên sẽ tích cực xem xét xác định các hoạt động hỗ trợ ưu tiên trong từng năm, tập trung vào trao đổi kinh nghiệm, tăng cường khung khổ pháp lý, công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngành tài chính, nâng cao trình độ giáo viên. Các lĩnh vực hợp tác khác có thể được hai bên xem xét trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ của Bộ Tài chính Lào và khả năng hỗ trợ của Bộ Tài chính Việt Nam. Tiếp tục nâng cao hiệu quả của các hoạt động hợp tác.
3.2.1. Về trao đổi đoàn học hỏi kinh nghiệm
Tăng cường trao đổi các đoàn cấp lãnh đạo nhằm nâng cao hiểu biết và tăng cường mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai Bộ Tài chính. Tổ chức một số cuộc hội thảo cấp lãnh đạo Bộ về những vấn đề quan tâm đối với tình hình kinh tế thế giới và khu vực và trao đổi tình hình kinh tế - tài chính của mỗi nước.
Tập trung trao đổi kinh nghiệm trong công tác triển khai hệ thống dọc,công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước.
Tiếp tục trao đổi các đoàn học hỏi kinh nghiệm giữa các nhóm công tác, số lượng đoàn phụ thuộc vào nọi dung và yêu cầu hợp tác cụ thể của mỗi nhóm được đề xuất và thông qua tại các cuộc họp hàng năm của Ban chỉ đạo.
Duy trì đều đặn hoạt động giao lưu công chức ngành tài chính hai nước Việt Nam và Lào nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác đặc biệt giữa công chức hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào nói riêng và hai nước nói chung. Tiếp tục thực hiện chương trình kết nghĩa giữa các đơn vị của ngành Hải quan, Thuế, Kho bạc và các Sở Tài chính các địa phương hai nước.
3.2.2. Về công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ
Tiếp tục triển khai các lớp bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính trung hạn: