bằng cơ học. Máy Yeaple được gắn một thiết bị điện tử để kiểm soát sự thay đổi cường độ kích thích cơ học. Những kích thích này được đặt vuông góc với răng, cường độ tăng dần 5g/1 lần.
− Tay xịt hơi của máy nha khoa để kích thích và đánh giá mức độ nhạy cảm ngà bằng hơi với áp lực 45psi.
Hình 2.1 : Máy Yeaple
Hình 2.3 : Thuốc bôi Fluor Protector
2.2.2.4. Các bước tiến hành
Nghiên cứu được tiến hành qua theo nội dung sau: - Đánh giá đặc điểm mẫu nghiên cứu:
+ Khai thác các thói quen hoặc tình trạng bệnh lý có liên quan đến nhạy cảm ngà:
* Tật nghiến răng
* Thói quen ăn các đồ ăn xơ cứng
* Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách (đưa ngang bàn chải). * Thói quen ăn uống nhiều đồ ăn có tính acid.
* Tình trạng răng bị lệch trục hay sang chấn khớp cắn
* Tình trạng bệnh lý tại chỗ hay toàn thân có liên quan nhạy cảm ngà: bệnh viêm quanh răng, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản…
* Môi trường sống và (hoặc) làm việc có nhiều acid (sản xuất ắc quy…)
+ Kích thích nhạy cảm ngà của từng răng và đánh giá mức độ nhạy cảm ngà với 2 phương pháp:
* Phương pháp sử dụng máy Yeaple: đặt đầu kích thích vuông góc với bề mặt răng, cho cường độ kích thích tăng dần (mỗi lần 5g) cho đến khi răng xuất hiện ê buốt. Ngưỡng ê buốt được ghi lại vào hồ sơ.
* Phương pháp kích thích bằng luồng khí: sử dụng tay xịt hơi của ghế nha khoa. Luồng khí được đặt vào răng trong vòng 1 giây, áp lực 45psi, khoảng cách 1 cm và vuông góc với bề mặt răng. Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà bằng 2 thang điểm:
• Thang điểm VAS (Visual analog scale) Mức 0 : Không ê buốt
Mức 1 → 3 : Ê buốt nhẹ Mức 4 → 6 : Ê buốt vừa phải Mức 7 → 9 : Ê buốt nhiều
Mức 10 : Ê buốt không chịu nổi
• Thang điểm VRS (Verbal rating scale) Mức 0 : không thấy khó chịu
Mức 1 : hơi khó chịu
Mức 2 : khó chịu nhiều thời gian ngắn hơn 10 giây.
Mức 3 : khó chịu nhiều thời gian dài hơn 10 giây và dưới 30 giây. Sự phối hợp hai thang phân loại sẽ hạn chế các sai sót.
Mỗi răng được kích thích đánh giá mức độ nhạy cảm 2 lần, cách nhau 5 phút để lần đánh giá sau kết quả không bị ảnh hưởng.
- Răng nhạy cảm (trong nhóm nghiên cứu) được chia làm 3 mức độ: Nhẹ, vừa, nặng với các tiêu chí sau:
Mức độ Tiêu chí Nhẹ Vừa Nặng Bình thường 1. Đánh giá mức độ nhạy cảm bằng dụng cụ Yeaple Lực tác động tương đương 50-65g Lực tác động tương đương 40-50g Lực tác động tương đương 20-35g Lực tác động ≥ 70g 2. Đánh giá bằng thang điểm VRS với kích thích hơi Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 0 3. Đánh giá bằng thang điểm VAS với kích thích hơi
Mức 1-3 Mức 4-6 Mức 7-9 Mức 0
Răng được xếp vào nhóm mức độ nhẹ, vừa hay nặng khi có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 (hoặc 3) hoặc cả ba tiêu chí ở mức độ tương ứng nhẹ, vừa hay nặng.
- Nghiên cứu lâm sàng các phương pháp điều trị Quy trình thực hiện:
+ Bước 1: Giải thích cho bệnh nhân về các phương pháp điều trị và những yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện trong quá trình điều trị.
+ Bước 2: Làm sạch bề mặt răng cần điều trị bằng chổi cước hoặc bông ẩm. + Bước 3: Điều trị bằng laser
• Đặt Ruber dam bộc lộ một nửa số răng có nhạy cảm ngà. Nếu các răng có nhạy cảm ngà nằm ở 2 bên cung hàm thì bộc lộ từng bên một. Đặt Opal dam dày 1mm để bảo vệ đường viền lợi, nhú lợi. Thổi khô và lau khô bề mặt bằng bông.
• Chiếu tia laser vuông góc bề mặt với đường kính chùm tia 2mm2, công suất 15mw, mỗi điểm chiếu 2 phút liên tục, tương đương liều 50J/cm2
Chú ý: Bệnh nhân và bác sỹ đều phải đeo kính bảo vệ mắt. − Bước 4: Điều trị bằng Varnish Fluoride
• Tháo Ruber dam ở các răng vừa điều trị và bộc lộ tiếp các răng có nhạy cảm còn lại. Đặt opal dam bảo vệ đường viền lợi, nhú lợi. • Thổi khô và lau khô bằng bông gòn.
• Mở ống Fluor Protector bằng dụng cụ kèm theo
• Dùng cọ bôi một lớp mỏng lên phần cổ răng cần điều trị. • Thổi khô
• Lấy Ruber dam sau 1 phút.
• Dặn bệnh nhân không được ăn và chải răng trong vòng 45 phút. Bệnh nhân được nhắc lại quy trình điều trị như trên (với cả 2 phương pháp) thêm 2 lần: sau 7 ngày và sau 14 ngày.
Với những bệnh nhân có 2 răng nhạy cảm đứng gần nhau trên 1 cung hàm, để đảm bảo kết quả điều trị 2 phương pháp không ảnh hưởng nhau chúng tôi tiến hành điều trị với răng bôi varnish Fluoride trước và điều trị laser với răng còn lại sau.
- Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà sau điều trị tại các thời điểm: sau điều trị 15 phút (hiệu quả giảm nhạy cảm tức thì), sau kết thúc điều trị 14 ngày (hiệu quả giảm nhạy cảm thời gian ngắn) và sau 3 tháng, 6 tháng,1 năm (hiệu quả giảm nhạy cảm thời gian dài). Kết quả được ghi chép theo mẫu.
+ Đánh giá bằng triệu chứng chủ quan (ê buốt): có hay không có giảm cảm giác ê buốt răng khi có kích thích do ăn uống, vệ sinh răng miệng….
+ Đánh giá ngưỡng kích thích gây ê buốt bằng máy Yeaple
+ Đánh giá cảm giác ê buốt bằng thang điểm VRS và VAS với kích thích hơi từ tay xịt ghế nha khoa
Chia 3 mức độ: đáp ứng tốt, trung bình, kém với các tiêu chí sau:
Mức độ Tiêu chí
Tốt Trung bình Kém
1Triệu chứng chủ quan (ê buốt khi ăn nhai, vệ
sinh răng
miệng…)
Hết hoàn toàn cảm giác ê buốt khi có kích thích.
Có giảm cảm giác ê buốt khi có kích thích.
- Không giảm cảm giác ê buốt khi có kích thích. - Và (hoặc) có xuất hiện cơn đau tự nhiên. 2 Đánh giá bằng máy Yeaple Ngưỡng kích thích tăng từ 3 mức trở lên (tương đương 15g) với mức nhạy cảm vừa và nặng, ngưỡng kích thích đạt 70g với nhạy cảm nhẹ. Ngưỡng kích thích tăng 2 mức (tương đương 10g). Ngưỡng kích thích tăng 1 mức hoặc không tăng.
3. Đánh giá bằng thang điểm VRS với kích thích hơi
Cảm giác ê buốt giảm 2 mức trở lên với nhạy cảm vừa và nặng và ở mức 0 với nhạy cảm nhẹ. Cảm giác ê buốt giảm 1 mức. Không giảm cảm giác ê buốt hoặc tăng ê buốt.
4. Đánh giá bằng thang điểm VAS với kích thích hơi
Cảm giác ê buốt giảm 4 mức trở lên với nhạy cảm nặng và vừa, và ở mức 0 với nhạy cảm nhẹ. Cảm giác ê buốt giảm 2-3 mức. Giảm 1 mức cảm giác ê buốt trở xuống hoặc tăng ê buốt
- Các tình huống đưa ra quyết định ngừng tiếp tục điều trị theo kế hoạch: + Bệnh nhân có xu hướng ê buốt tăng lên sau các lần điều trị trước hoặc xuất hiện cơn ê buốt tự nhiên (dù là thoáng qua).
Hình 2.4 : Thang mô tả mức độ nhạy cảm ngà theo VAS
Hình 2.5 : Chiếu tia laser điều trị nhạy cảm ngà
2.3. Biến số nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu các biến số sau:
- Tỷ lệ % ống ngà được bịt kín trên in vitro sau chiếu tia laser.
- Tỷ lệ % răng hết nhạy cảm ngà: nhóm can thiệp (chiếu tia laser) so với nhóm chứng (bôi varnish Fluoride)
- Sự duy trì hiệu quả chống nhạy cảm ngà theo thời gian: nhóm can thiệp so với nhóm chứng.
2.4. Xử lý số liệu thống kê
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp theo mẫu in sẵn, số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học theo chương trình SPSS.
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Dự kiến nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2015 tại Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt – Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Mô học Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được hội đồng chấm đề cương Nghiên cứu sinh thông qua, được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội, khoa Sau đại học…Nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong điều trị hội chứng nhạy cảm ngà, không vì mục đích nào khác.
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giải thích đầy đủ và hoàn toàn tự nguyện hợp tác.
Những bệnh nhân không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn của đối tượng nghiên cứu vẫn được điều trị phù hợp với mức độ nhạy cảm.
Trong quá trình nghiên cứu, nếu bệnh nhân từ chối tiếp tục điều trị, kế hoạch điều trị sẽ ngừng lại và bệnh nhân được tư vấn, hướng dẫn dùng các sản phẩm có thành phần chống nhạy cảm tại nhà như: kem đánh răng, nước súc miệng… để cải thiện tình trạng nhạy cảm.
Sơ đồ mô tả quá trình nghiên cứu
NC 1: NC thực nghiệm in vitro (trên thỏ)
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
NC 2: NC can thiệp lâm sàng có đối chứng
Chọn 5-6 con thỏ khỏe mạnh, mỗi con chọn 6-8 răng lành
mạnh
Lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn
Tạo “ cửa sổ men” ở vùng cổ răng
của 40 răng bằng mũi khoan Trả lời bằng câu hỏi ( Phụ lục)
Chiếu tia laser vùng “cửa sổ men” 3 lần/1ngày, mỗi lần
cách nhau 7 ngày
Khám đánh giá tình trạng NCN theo: + Phương pháp sử dụng kích thích hơi + Phương pháp sử dụng máy Yeaple
Nhuộm xanh methylen và nhổ 20 răng. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử , điện tử quét: đánh giá
tình trạng bịt ống ngà
Điều trị NCN bằng 2 phương pháp: bôi varnish Fluoride và tia laser trên cùng 1 bệnh nhân
Sau 3 tháng nhổ 20 răng đã được tạo cửa sổ men còn lại ( đã nhuộm xanh methylen). Quan sát dưới kính hiển vi, đánh giá:
+ Tình trạng bịt ống ngà + Hình thành lớp ngà thứ 3
Đánh giá kết quả sau 15 phút, sau 14 ngày, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. So sánh hiệu quả 2 phương pháp.
Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiệu quả gây bít tắc ống ngà của laser diode và in vitro
Bảng 3.1 : Hiệu quả gây bít ống ngà của laser trên in vitro
Thời gian TL ống ngà
được bít kín
Ngay sau kết thúc ĐT Sau điều trị 3 tháng
Số mẫu Tỷ lệ % Số mẫu Tỷ lệ %
< 50% 50% -75% > 75%
Bảng 3.2 : Mức thẩm thấu dung dịch xanh methylen sau điều trị laser. Bảng 3.3. Hiệu quả kích thích hình thành lớp ngà thứ 3 của laser
3.2. Đánh giá đặc điểm lâm sàng của hội chứng nhạy cảm ngà
Bảng 3.4 : Tỷ lệ nhạy cảm ngà trong tổng số bệnh nhân đến khám răng miệng.
Bảng 3.5 : Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3.6 : Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Bảng 3.7 : Phân bố nguyên nhân nhạy cảm ngà.
Bảng 3.8 : Nguyên nhân nhạy cảm ngà theo từng nhóm tuổi. Bảng 3.9 : Số răng có nhạy cảm ngà trên mỗi bệnh nhân. Bảng 3.10 : Vị trí răng có nhạy cảm ngà trên mỗi bệnh nhân. Bảng 3.11 : Vị trí vùng nhạy cảm trên mỗi răng.
Bảng 3.12 : Phân loại mức độ nhạy cảm ngà theo từng nhóm tuổi. Mức Tuổi Nhẹ Vừa Nặng Tổng số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 25-35 35-45 Tổng số Tỷ lệ %
Bảng 3.13 : Phân loại mức độ nhạy cảm theo vị trí răng.
Bảng 3.14 : Phân loại mức độ nhạy cảm ngà theo vị trí vùng nhạy cảm trên răng.
3.3. Đánh giá hiệu quả của laser và Varnish Fluoride trong điều trị nhạy cảm ngà trên lâm sàng.
Bảng 3.15 : Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của laser sau khi kết thúc điều trị 15 phút Kết quả Tiêu chí Tốt Trung bình Kém Tổng số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Triệu chứng cơ năng Đánh giá với máy Yeaple Đánh giá bằng thang điểm VRS Đánh giá bằng thang điểm VAS
Bảng 3.16 : Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của laser thời gian ngắn Bảng 3.17 : Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của laser thời gian trung bình Bảng 3.18 : Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của laser thời gian dài.
Bảng 3.19 : Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của Vanish Fluorride sau kết thúc điều trị 15 phút. Kết quả Tiêu chí Tốt Trung bình Kém Tổng số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Triệu chứng cơ năng Đánh giá với máy Yeaple Đánh giá bằng thang điểm VRS Đánh giá bằng thang điểm VAS
Bảng 3.20 : Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của Varnish Fluoride thời gian ngắn Bảng 3.21 : Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của Varnish Fluoride thời gian trung bình
Bảng 3.23 : So sánh hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của laser và Fluoride theo thời gian
Phương pháp điều trị
Thời gian
Nhóm điều trị laser Nhóm điều trị
Varnish Fluoride Tốt Trung bình Kém Tốt Trung bình Kém Sau 15 phút Sau 14 ngày Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 1 năm
Bảng 3.24 : So sánh hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của laser với từng nhóm tuổi.
Bảng 3.25 : So sánh hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của laser với từng mức độ nhạy cảm.
Bảng 3.26 : So sánh mức độ của nhạy cảm ngà của Varnish fluoride với từng nhóm tuổi.
Bảng 3.27 : So sánh hiệu quả giảm nhạy cảm ngà của Varnish Fluoride đối với từng mức độ nhạy cảm
Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN, DỰ KIẾN KẾT LUẬN
4.1. Hiệu quả bít tắc ống ngà của laser diode
Hiệu quả bít ống ngà, giảm tính thấm của laser trên in vitro Hiệu quả tạo lớp ngà thứ 3 của laser
4.2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có răng nhạy cảm ngà.
- Đặc điểm về tuổi, giới.
- Đặc điểm về nguyên nhân (hay các yếu tố liên quan) của hội chứng nhạy cảm ngà.
- Nhận xét vị trí răng, vùng (trên 1 răng) hay xảy ra nhạy cảm ngà.
- Nhận xét mức độ nhạy cảm ngà.
4.3. Kết quả điều trị nhạy cảm ngà bằng laser và Varnish Fluoride:
Kết quả điều trị nhạy cảm ngà của từng phương pháp tại các thời điểm - Ngay sau khi kết thúc điều trị : Hiệu quả tức thời.
- Sau điều trị 14 ngày : Hiệu quả trong thời gian ngắn. - Sau điều trị 3 tháng, 6 tháng: 1 năm: Hiệu quả lâu dài.
Tiếng Việt
1. Đỗ Thiện Dân (2006), Nghiên cứu điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại,Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, trang 35-37.
2. Lê Huy Tuấn (2007), Công nghệ và thiết bị laser Y học, trung tâm công nghệ laser.
3. Ngụy Hữu Tâm (2003), Những ứng dụng mới nhất của laser, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật.
4. Nguyễn Thị Thư, Hoàng Đạo Bảo Trâm, Hoàng Tử Hùng (2010),
Tác dụng của ACFP và vecni có Fluor trên men răng trong khử khoáng thực nghiệm, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14(1).
5. Tống Minh Sơn (2011), Tình trạng nhạy cảm ngà răng ở công ty Bảo
hiểm Việt Nam, Báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học và Đào tạo Răng
Mặt lần thứ 2
Tiếng Anh
6. Absi EG, Addy M, Adams D (1987), “Dentine hypersensitivity: a
study of the patency of dentinal tubules in sensitive and non-sensitive cervical dentine”, J Clin Periodontol, 14,pp 280–284.
7. Addy M, West N. Etiology (1994), “Mechanisms, and management of
dentine hypersensitivity”, Curr Opin Periodontol, pp 71-77.
8. Aranha AC (2005), “Effects of Er: YAG and Nd: YAG lasers on dentin permeability in root surfaces: a preliminary in vitro study”,
agent”, Dental Materials, 24, pp.1001-1007.
10. Baysan A, Lynch E (2003), “Treatment of cervical sensitivity with a
root sealant”, Am J Dent, 16(2),pp.135–138.
11. Bor – Shiunn Lee (2005), “In vitro study of dentin hypersensitivity treated