Vấn đề an ninh quốc gia

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ GPRS và ỨNG DỤNG TRONG MẠNG MOBIFONE (Trang 75 - 80)

Việc tiến hành chuyển vùng quốc tế hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà ngược lại còn tăng cường khả năng giám sát qua điện thoại do đặc tính kỹ thuật cao cấp của hệ thống GSM.

Bản ghi cước các cuộc gọi có ghi rõ ngày giờ, thời gian gọi, số thuê bao gọi đi, số thuê bao gọi đến và khu vực địa lý nơi thuê bao tiến hành cuộc gọi, nên giúp tăng cường khả năng hợp tác quốc tế về an ninh.

Khi thực hiện cuộc gọi tới một thuê bao di động, do vị trí của thuê bao di động không được chỉ thị trong MSISDN của nó, do đó không thể căn cứ vào trường địa chỉ số bị gọi để định tuyến cuộc gọi tới thuê bao di động. Để định tuyến đến được thuê bao di động, mạng cần chỉ ra được vị trí định vị của thuê bao di động và định tuyến đến địa chỉ mà thuê bao này đang sử dụng. Địa chỉ định tuyến của thuê bao di động là MSRN (Mobile Subscriber Roaming Number). Phần tử mạng duy nhất có thể cung cấp số roaming MSRN là HLR của mạng thuê bao di động thường trú HPLMN. Do đó, mạng sẽ truy vấn HLR này để tìm ra địa chỉ các VMSC nơi mà thuê bao Roaming đang tạm trú phục vụ cho định tuyến cuộc gọi tới VMSC đó.

Việc truy vấn HLR để yêu cầu số MSRN được tiến hành thông qua GMSC bằng cách định tuyến cuộc gọi trực tiếp tới GMSC là một phần của HPLMN. Việc làm đơn giản hoá quá trình tính cước cuộc gọi tới thuê bao Roaming là đúng đắn khi áp dụng cách định tuyến trên vì đôi khi cuộc gọi cần phải thực hiện định tuyến lại trong trường hợp thuê bao đó di chuyển sang một PLMN khác hoặc là cuộc gọi được định tuyến thẳng tới đó.

Theo phương pháp định tuyến trên thì thủ tục về báo hiệu được đưa ra như sau:

1. Khi một thuê bao muốn gọi cho một thuê bao di động MS, họ sẽ quay số MSISDN của thuê bao di động bị gọi.

2. Tổng đài nội hạt nơi khởi xướng cuộc gọi hoặc tổng đài trung chuyển phân tích số bị gọi và phát hiện địa chỉ đích NDC và nhận dạng được mạng PLMN thường trú (HPLMN). Nếu thuê bao chủ gọi xuất phát cuộc gọi từ một quốc gia không phải là quốc gia mà thuê bao di động bị gọi đăng ký thì việc phân tích số này nói chung sẽ không được thực hiện bởi tổng đài nội hạt nơi khởi xướng cuộc gọi. Khi nhận ra tiền tố là mã quốc tế, cuộc gọi sẽ được định tuyến tới một Trung tâm chuyển mạch quốc tế ISC (International

Switching Center) hướng ra mà không cần phải phân tích thêm bất cứ số nào tiếp theo trong MSISDN, và tại ISC hướng vào tại quốc gia đích sẽ nhận của HPLMN.

3. Cuộc gọi trực tiếp đến tổng đài cổng GMSC của mạng PLMN thường trú. MSC cổng sẽ truy vấn HLR mà HLR đó có khả năng gửi lại số roaming MSRN cho MSC cổng. HLR đưa ra được số MSRN bởi việc truy vấn VLR về vị trí cập nhật hiện tại trong VLR của thuê bao di động bị gọi. Thủ tục được sử dụng là MAP trong hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT.

4. GMSC sử dụng MSRN để định tuyến cuộc gọi đến MSC tạm trú.

4.2.4. Ví dụ về định tuyến cuộc gọi tới thuê bao di động GSM đang thựchiện chuyển vùng quốc tế hiện chuyển vùng quốc tế

Hình 4-2. Phương pháp định tuyến chuẩn tới thuê bao chuyển vùng quốc tế

Thuê bao ở quốc gia A biết rõ số MSISDN của thuê bao GSM mà thuê bao này thuộc về mạng PLMN của quốc gia B. Mạng quốc gia A phân tích số thuê bao bị gọi và định tuyến cuộc gọi tới quốc gia B. Tại quốc gia B, MSC thường trú của thuê bao thông qua việc truy vấn HLR sẽ thiết lập cuộc gọi tới thuê bao bị gọi, thuê bao này hiện đang chuyển vùng tới quốc gia C. Cuộc gọi sẽ được định tuyến lại qua mạng quốc tế tới quốc gia C, và ở đó cuộc gọi được trả lời bởi thuê bao GSM. Như vậy trong trường hợp này, cuộc gọi kết nối qua hai chặng quốc tế. Tuy nhiên, nếu thuê bao ở quốc gia B thực sự đang nằm tại quốc gia A, sử dụng phương pháp định tuyến cuộc gọi như ở trên thì một cuộc gọi giữa hai thuê bao trong cùng một quốc gia sẽ bao hàm hai chặng quốc tế tới và từ quốc gia B.

4.3. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ GPRS ROAMING

Khi dịch vụ GPRS được đưa ra, người ta mong chờ dịch vụ GPRS Roaming sẽ được triển khai như dịch vụ GSM. Tuy vậy, để thực hiện được dịch vụ GPRS Roaming trước hết cần phải giải quyết một số vấn đề.

Có hai kịch bản cho GPRS Roaming. Người sử dụng có thể sử dụng gateway để kết nối ra mạng bên ngoài khi đang roaming tại mạng khách cũng như khi đang ở mạng chủ. Từ gateway của mạng khách, người sử dụng có thể truy nhập vào mạng Internet hoặc truy nhập vào mạng Intranet của công ty mình nếu mạng của công ty được nối ra mạng bên ngoài. Tuy nhiên nếu mạng công ty không được nối ra mạng toàn cầu, người sử dụng vẫn có thể kết nối thông qua hệ thống GPRS của mạng chủ. Để làm được những việc như thế, cần thiết phải có kết nối IP giữa các mạng GPRS của mạng chủ và mạng khách.

Vấn đề chính khi một nhà khai thác GPRS muốn kết nối roaming với các nhà khai thác GPRS khác thì phải sử dụng gateway của mình kết nối IP với các nhà khai thác GPRS bên ngoài. Hiệp hội GSM có hướng dẫn cho việc

kết nối IP đó. Khi đó mạng đường trục backbone phải sử dụng địa chỉ IP công cộng nhưng không có nghĩa là công cộng cho toàn bộ Internet. Mạng backbone kết nối liên mạng giữa các nhà khai thác là mạng riêng không liên quan gì đến mạng Internet. Có thể dùng đường leased line kết nối hai nhà khai thác với nhau hoặc có thể dùng mạng nhỏ để kết nối vài nhà khai thác lại với nhau. Khi mà số nhà khai thác tăng lên, mạng nhỏ đó dần dần được thay thế bằng mạng backbone IP quốc tế được tạo ra bởi các nhà khai thác GRX (GPRS Roaming eXchange). Các nhà khai thác GRX này được hình thành và phát triển theo đề xuất của hiệp hội GSM.

Mạng IP mở hơn mạng điện thoại truyền thống nên nó dễ dàng bị tấn công hơn. Điều đó đòi hỏi phải có một chính sách bảo mật thật tốt khi thiết kế mạng và đưa mạng vào khai thác. Độ an toàn của mạng phải được đảm bảo để phục vụ cho các dịch vụ roaming. Chính vì vậy cần thiết phải trang bị hệ thống bảo mật thật tốt cho mạng backbone quốc tế để đảm bảo an toàn khi thực hiện dịch vụ Roaming GPRS giữa các nhà khai thác.

Một vấn đề khó khăn nữa cho vấn đề Roaming GPRS là có nhiều mức giá khác nhau cho dịch vụ như: giá truy nhập vào mạng, giá dung lượng các khối dữ liệu, giá của mạng khách đối với mạng chủ… Điều đó rất khó khăn cho các nhà khai thác trong việc giải thích cho khách hàng. Chính vì vậy trước khi thoả thuận cung cấp dịch vụ, các nhà khai thác phải đàm phán và nhất trí với nhau về vấn đề cước phí của các bên.

4.3.1. Chuyển vùng cho GPRS

Chuyển vùng có nghĩa là một thuê bao có thể sử dụng được khi mang sang một vùng phủ sóng khác ngoài khu vực mạng chủ của mình, đây là một trong những thành công của công nghệ GSM. Khi dịch vụ GPRS được giới thiệu, người sử dụng mong đợi các nhà khai thác có thể triển khai dịch vụ chuyển vùng GPRS cũng tốt như chuyển vùng GSM truyền thống. Tuy nhiên

Home Network Visited Network SGSN GGSNGGSN SGSN GGSNGGSN Internet intranet International GPRS IP Backbone 1 2

để thực hiện được điều đó, các nhà khai thác GSM/GPRS cần thiết phải chuẩn bị một số việc trước khi thực hiện việc chuyển vùng GPRS như là thiết lập mạng kết nối IP để kết nối các nhà khai thác GPRS với nhau như là mạng báo hiệu số 7.

4.3.2. Đánh giá các kiểu Roaming

Trong GPRS có hai kiểu roaming cơ bản như hình 4-3.

Hình 4-3. Hai kịch bản Roaming cơ bản

Kiểu thứ nhất là dùng cổng kết nối GGSN của mạng chủ ra mạng bên ngoài. Kiểu thứ hai là dùng cổng kết nối GGSN của mạng khách. Kiểu thứ nhất có nghĩa là phải định tuyến truyền dẫn về mạng chủ thông qua mạng đồng trục Backbone IP quốc tế hay còn được gọi là mạng InterPLMN backbone.

Mỗi một kiểu đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Sau đây sẽ phân tích những ưu khuyết điểm của từng kiểu roaming đó.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ GPRS và ỨNG DỤNG TRONG MẠNG MOBIFONE (Trang 75 - 80)